Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tư 13 “bó” ngân hàng trong phát triển tín dụng

Dư nợ tín dụng cầm cố chứng khoán hiện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Ảnh: Đức Thanh
Theo quy định tại Thông tư 13/TT-NHNN, hệ số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực nói trên sẽ được nâng lên đến 250%.
 
Đại diện các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đều cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại, nhất là với khoản vốn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, do mức độ rủi ro tín dụng không cao. Quy định trên được xem là gây khó khăn mới cho các ngân hàng trong việc phát triển tín dụng cầm cố chứng khoán cũng như cho vay kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, với tín dụng cầm cố chứng khoán, lâu nay, các ngân hàng phải tuân thủ theo quy định không được cho vay quá 20% tổng vốn điều lệ, nhưng vẫn khó triển khai. Trên thực tế, hiện nhiều ngân hàng còn “room” để triển khai tín dụng cầm cố chứng khoán, song trước bối cảnh thị trường hiện nay, nhà đầu tư chưa dám vay vốn để kinh doanh cổ phiếu.

Tổng giám đốc Ngân hàng ACB ông Lý Xuân Hải cho biết, với tổng vốn điều lệ hiện nay của mình, ACB có được một hạn mức vốn để cho vay cầm cố khoảng 1.600 tỷ đồng và hiện còn  200 - 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng không cao, nên dư nợ tín dụng cầm cố chứng khoán của ACB chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. 

Ngoài ra, việc Thông tư 13 quy định NHTM không được cho công ty chứng khoán trực thuộc vay, không cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán… sẽ là những yếu tố tác động tiêu cực đến tín dụng cầm cố chứng khoán.

Các NHTM phải xem xét kỹ hơn khoản vốn cho vay ở lĩnh vực này, vì hệ số rủi ro cao sẽ tác động đến tỷ lệ an toàn vốn, dù “room” tín dụng không thiếu.

Tương tự, theo quy định tại Thông tư 13, các khoản vốn cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản cũng có hệ số rủi ro là 250%. Đây được xem là rào cản mới đối với tín dụng bất động sản. 14 NHTM, công ty tài chính thành viên VNBA cho rằng, việc quy định hệ số rủi ro 250% đối với tất cả các khoản vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản  là không phù hợp với mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau. Do đó, VNBA đề nghị, Ngân hàng Nhà nước nên căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản cho vay kinh doanh bất động sản để quy định hệ số rủi ro cho phù hợp.

Theo VNBA, việc tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản làm tổng tài sản có rủi ro của NHTM tăng lên rất nhiều. Trong khi, mức vốn tự có không thay đổi thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể.

“Thông tư 13 yêu cầu các NHTM nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9%, cái lo là mục đích sử dụng vốn, bởi đây là cái mà ngân hàng không thể quản lý được, nhưng lại phải chịu trách nhiệm. Vì ngân hàng không thể theo dõi sát và tận nơi đối với khách hàng sử dụng vốn. Còn khi Ngân hàng Nhà nước đến kiểm tra, nếu phát hiện ngân hàng không quản lý được hiệu quả sử dụng vốn..., thì ngân hàng vi phạm quy định về rủi ro trong quản lý ngân hàng”, tổng giám đốc một NHTM cổ phần lớn tại TP.HCM nói và nêu ví dụ, chẳng hạn một khách hàng khi vay tiền cho biết, mục đích là xây nhà để ở, nhưng sau khi xây xong lại cho thuê. Lúc này, nếu tính lại an toàn vốn thì ngân hàng đã vi phạm các quy định về rủi ro. Do đó, hiện các NHTM cũng tỏ ra thận trọng trong việc phát triển tín dụng trước khi quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% kể từ ngày 1/10/2010.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đô thị mới Hà Nội: Phổ biến... sai quy hoạch
  • Rủi ro tài chính vĩ mô: Lớn nhất là tỷ giá
  • “Giảm” lãi suất, nhìn từ chuyện vay và cho vay
  • Tìm lời giải cho tín dụng nông thôn
  • Cơ cấu lại các khoản đầu tư: Thuốc đắng dã tật
  • Đẩy mạnh vốn cho xuất khẩu
  • Sàn giao dịch không được kinh doanh nhà ở: DN lo… phá sản
  • Thị trường căn hộ cao cấp: Tìm hướng đi mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!