Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hối đoái vẫn chưa thật ổn định!

Sau các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt là việc khống chế lãi suất tiết kiệm USD tối đa ở mức 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm VND, hiện đã lên tới 18-19%/năm, người dân và doanh nghiệp đã mạnh tay bán ngoại tệ cho ngân hàng. Nguồn cung dồi dào kéo tỷ giá giảm mạnh.

Hiện tỷ giá bình quân liên ngân hàng được niêm yết ở mức 20.643 đồng/USD, giảm khoảng 60 đồng/USD so với thời điểm đầu tháng 5.

Trạng thái ngoại tệ của các NHTM cũng đã đi vào ổn định, nếu như trước kia âm khoảng 20% thì nay đã cân bằng. Giá mua bán ngoại tệ của các ngân hàng cũng giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 20.510 đồng/USD (mua vào) và 20.610 đồng/USD (bán ra). Đặc biệt, giữa tháng 5, NHNN đã chọn thời điểm tỷ giá thấp nhất trong vòng ba tháng qua để mua vào 1 tỷ USD.

Mặc dù những diễn biến trên cho thấy, thị trường ngoại hối khá ổn định, đúng theo định hướng của NHNN. Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, sự ổn định của thị trường hối đoái chưa thật vững chắc bởi 4 lý do:

Thứ nhất, thâm hụt thương mại tăng lên rất nhanh. Nếu như trong quý I, nhập siêu được kiểm soát khá tốt (tại thời điểm cuối quý I, nhập siêu chỉ ở mức 3,5 tỷ USD, bằng khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu), thì trong 2 tháng trở lại đây, đã tăng nhanh trở lại. Đặc biệt, với mức nhập siêu kỷ lục 1,7 tỷ USD trong tháng 5, tính chung 5 tháng đầu năm, nhập siêu đã lên tới 6,6 tỷ USD, bằng 19% kim ngạch xuất khẩu và đang tiếp tục xu thế tăng.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 5 ước đạt 9,2 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng 4 và tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 5 tháng đầu năm 2011, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 41,29 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2010. Đặc biệt, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5,95% tăng 13,8%. Nghĩa là những mặt hàng xa xỉ phẩm vẫn tiếp tục tăng mạnh, không có dấu hiệu giảm.

Thứ hai, theo tính toán sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm, cả nước chỉ thu hút được gần 4,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Số vốn thực hiện đạt 4,52 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và mới chỉ bằng 39% so với kế hoạch năm. Tuy nhiên, nếu tính với mặt bằng giá thế giới hiện nay thì đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam thậm chí còn giảm chút ít.

Thứ ba, kiều hối về Việt Nam giảm mạnh, một phần do lao động Việt Nam ở nước ngoài giảm đáng kể, phần khác do lãi suất huy động USD ở Việt Nam giảm trong khi lãi suất ở các quốc gia khác có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê từ NHNN chi nhánh TP. HCM, kiều hối chuyển về nước qua các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức kinh tế trên địa bàn trong tháng 4/2011 chỉ đạt khoảng 367,6 triệu USD.

Thứ tư, lạm phát Việt Nam đang rất cao. Lạm phát tháng 5 tính theo năm đã lên tới xấp xỉ 19,8% và dự kiến lạm phát năm 2011 vào khoảng 15%. Điều đó có nghĩa, sức ép giảm giá VND vẫn còn rất lớn.

Rõ ràng, thâm hụt thương mại đang đe doạ tính ổn định dài hạn của thị trường hối đoái và vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay đối với các nhà quản lý là cần phải kiểm soát chặt nhập siêu.

Bên cạnh đó, một rủi ro nữa cho thị trường ngoại hối là tín dụng ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng rất mạnh, bất chấp việc NHNN đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-NHNN thu hẹp đối tượng được vay vốn ngoại tệ. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, tính đến 23/5, tín dụng ngoại tệ tăng 18,9% so với cuối năm 2010. Mặc dù Thông tư 07 có yêu cầu các đối tượng được vay ngoại tệ phải chứng minh được nguồn ngoại tệ trả nợ và nguồn ngoại tệ này có thể do ngân hàng cho vay hoặc ngân hàng khác cam kết bán cho. Thế nhưng, khi các khoản vay đến hạn, chưa chắc các ngân hàng đã có đủ nguồn ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp.

Bài học của năm 2010 khi tín dụng ngoại tệ tăng trưởng quá nóng vẫn còn hiển hiện. Khi các khoản nợ đến kỳ đáo hạn, cầu ngoại tệ tăng mạnh trong khi cung không đủ đáp ứng đã gây sức ép lớn đến tỷ giá và buộc NHNN phải có bước điều chỉnh tỷ giá tới 9,3% hồi đầu năm 2011. Đây là vấn đề NHNN cũng cần hết sức cân nhắc, tránh lặp lại "vết xe" của năm 2010.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Dự báo tỷ giá USD khó tăng trở lại
  • Khóa van tín dụng, bất động sản “liệt”
  • DN niêm yết vẫn trên đà suy giảm lợi nhuận
  • Người vay lao đao vì lãi suất
  • Tỷ giá USD đã ổn định?
  • "Thuốc" lãi suất vẫn đắng!
  • Hai "gót chân Asin" kinh tế
  • Giảm nợ phi sản xuất, lực bất tòng tâm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!