Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lãi suất: Một năm nhìn lại

Có thể nói, 2010 là một năm khá đặc biệt với ngành ngân hàng bởi không hiểu từ lúc nào, ngân hàng đã trở thành… chợ.

Mặc dù bảng lãi suất huy động tiền đồng ngay bên cạnh, công khai minh bạch, nhưng giờ đã thành thói quen, dù được hay không, khách hàng đã vào gửi tiền là mặc cả.       

“Hôm nay lãi suất bao nhiêu?. 14% thấp quá, thêm được không. Là cao rồi, lãi suất niêm yết. Trước đây chị gửi cao lắm cơ…”.      

Thỏa thuận không có nghĩa là xấu, vì vốn dĩ đó là quy luật thị trường. Một ngân hàng chiều khách, 2 ngân hàng nhượng bộ khách… cuối cùng kéo cả hệ thống ngân hàng phải chạy theo chèo kéo khách. Không phải ngân hàng nào cũng thiếu tiền, mà đơn giản chỉ là lo mất mối.

Ông Phạm Quyết Thắng, TGĐ GPBank khẳng định: “Những ngân hàng không có chủ trương mặc cả cuối cùng phải tự cứu mình, cũng phải quay ra mặc cả với khách nếu không khách hàng rút tiền”.            

Rồi câu chuyện chẳng ai mong muốn đã xảy ra. Một ngân hàng, hai lãi suất. Lãi suất chính thức và là lãi suất ngầm. Ngân hàng đã khổ lại còn khó vì chình ình một khoản phí chênh lệch mà không biết hạch toán vào đâu. Ngân hàng ở vào cái thế, mất của mà không dám khai báo.           

Cũng theo ông Phạm Quyêt Thắng: “Bản thân ngân hàng bị mất tiền trả không chính thức đó, ngoài ra còn phải lo đối phó với cơ quan quản lý và cả cơ quan thuế nữa. Câu chuyện mệt mỏi không ai muốn, nhưng không làm thì ngân hàng phải lo rủi ro thanh khoản”.

Chạy và… chạy. Đó là động từ dành cho thị trường ngân hàng trong năm qua, cả cho người gửi tiền và cho cả ngân hàng. Người gửi tiền thì nháo nhào chạy khắp các ngân hàng ra giá, mặc cả. Ngân hàng thì cuống cuồng lo giữ khách. Cả thị trường những ngày cuối năm nhộn nhạo vì lãi suất tiết kiệm và điệp khúc đồng thuận lãi suất lại được hô vang.         

Bảng lãi suất gần đây nhất là kết quả của sự đồng thuận của các ngân hàng sau khi lãi suất tiết kiệm dâng lên tới 17, 18%. Song cũng phải nói rằng, đó đã là lần đồng thuận thứ ba, thứ tư trong năm nay. Quá tam ba bận, có người đã gọi, năm 2010, các ngân hàng đồng thuận phá rào còn nhanh hơn đồng thuận giảm lãi suất.

11, 11,2 rồi 12% lần lượt là các mốc lãi suất tiết kiệm đã được chính các ngân hàng đồng loạt đưa ra, rồi lại đồng loạt phát bỏ, từng ngày, thậm chí là từng giờ… Người ta hẳn vẫn không thể quên câu chuyện, chỉ trong vòng hơn 10 ngày, tấm rào chắn lãi suất tiết kiệm 12%/năm dễ dàng bị đạp đổ. Con số công khai 17% của một ngân hàng thương mại như giọt nước tràn li.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Ngân hàng cho rằng: “Phá rào xảy ra thông thường, đó là điều nghịch lý làm mất lòng tin, có thể trong tương lai khi các ngân hàng cam kết với nhau, nhưng dân chúng cũng đặt câu hỏi liệu có tuân thủ hay không?”.                    

Người gửi tiền thì đòi lãi suất cao, ngân hàng thì phá rào đồng thuận hết lần này đến lần khác, lãi suất liên tục leo thang. Vậy ai sẽ là người cuối cùng phải hứng chịu tất cả những hậu quả này. Câu trả lời chính là những người đi vay và các doanh nghiệp.

Ba tháng cuối năm, lãi suất vay của doanh nghiệp Thép Vạn Lợi bị đột ngột tăng lên thành gần 17%, thay vì mức 13% trước đó. Bỗng nhiên phải cõng thêm khoản chi phí vay 1 tỷ đồng/tháng, trong khi hàng bán ra thì lại không thể tăng giá. Doanh nghiệp lâm vào thế khó.

Ông Đoàn Minh Hùng, Phó TGĐ Tài chính Công ty Thép Vạn Lợi: “Đầu ra của chúng tôi là giá bán thì không tự quyết định được, mà là do thị trường người tiêu dùng, vì thế ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của chúng tôi…”.                       

Vào những ngày cuối cùng của năm, các ngân hàng lại đang loay hoay với đồng thuận mới 14%/năm. Người ta tự hỏi liệu lần này đồng thuận có giữ được? Và liệu con số 14% có giống như phần nổi của tảng băng chìm?       

(VTV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thủ tướng: “Lãi suất ngân hàng còn cao”
  • Cần sự dứt khoát
  • Nhà ở và những con số “khó tin”
  • DN “bắt tay” nghiên cứu thị trường BĐS sinh thái
  • Cơ chế xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang: Cụ thể hóa trách nhiệm, quyền lợi nhà đầu tư
  • Tháo gỡ khó khăn ở một số dự án vốn ODA bị chậm tiến độ: Quyết liệt và đồng bộ hơn nữa
  • Chính sách tiền tệ 2011: Thận trọng và giảm tăng trưởng
  • Doanh nghiệp mong ngân hàng 'thương' trong năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!