Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà ở và những con số “khó tin”

Số hộ có nhà ở tại khu vực đô thị là 6.756.726 hộ.

Khi mà làn sóng đô thị hóa với những tòa nhà cao tầng liên tiếp được mọc lên tại các thành phố lớn thì những con số thống kê mới nhất về nhà ở của Bộ Xây dựng đã khiến không ít người “nửa tin, nửa ngờ”.

Bên cạnh đó, những con số, những thống kê có thể không nằm trong báo cáo của Bộ Xây dựng nhưng đã phần nào nói lên được những bất cập, những nghịch lý thị trường bất động sản - một thị trường vốn có hẳn cả ban chỉ đạo cấp Trung ương.

Nhà nông thôn “xịn” hơn thành thị

Trong báo cáo gửi Thủ tướng để phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực nhà ở và một số lĩnh vực khác do Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam ký vào trung tuần tháng 12 vừa qua, Bộ Xây dựng cho biết đến nay tổng số hộ có nhà ở trên cả nước là 22.186.275 hộ, tỷ lệ số hộ không có nhà ở khoảng 0,52‰ (khoảng 11.458 hộ), trong đó số hộ có nhà ở tại khu vực đô thị là 6.756.726 hộ, số hộ không có nhà ở khoảng 0,67‰ (khoảng 4.502 hộ).

Còn số hộ có nhà ở tại khu vực nông thôn là 15.429.549 hộ, hộ không có nhà ở khoảng 0,45‰ (khoảng 6.956 hộ).Tổng diện tích sàn nhà ở là 1.415.261.687 m2, trong đó khu vực đô thị là 476.309.938 m2 và khu vực nông thôn: 938.951.749 m2.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, loại hình nhà ở chung cư trong một vài năm gần đây có phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 1,23% trong tổng số lượng ngôi nhà/căn hộ. Tỷ trọng số lượng căn hộ chung cư tại khu vực đô thị cao hơn nhiều lần so với khu vực nông thôn (3,72% so với 0,20%).

Khi mà hàng trăm nghìn người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... đang chật vật tìm kiếm một chỗ ở cho dù chỉ là đi thuê, ở nhờ thì con số thống kê lại một lần nữa khiến nhiều người phải giật mình: diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người của cả nước đạt 16,7 m2 sàn/người. Nhưng tại khu vực đô thị thì con số này đã tăng lên 19,2 m2 sàn/người, trong khi tại khu vực nông thôn đã giảm xuống chỉ còn 15,7 m2 sàn/người. Điều này liệu có làm "lung lay" quan niệm “về quê ở cho rộng rãi và thoáng mát?”.

Rồi, ngay cả sự chênh lệch giữa các vùng với nhau về diện tích nhà ở cũng khiến không ít người phải ngạc nhiên, khi tại Tây Nguyên bao la bát ngát diện tích nhà ở  chỉ đạt 14,8m2/người, trong khi các khu vực khác như Đông Nam Bộ cũng đạt tới 17,4 m2 sàn/người hay khu vực Đồng bằng Sông Hồng đạt 16,5 m2 sàn/người...

Nhưng có lẽ "khó tin" nhất là con số về chất lượng nhà ở.  Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhà kiên cố ở nông thôn cao vượt xa ở thành thị (49,33% so với 40,9%), trong khi tỷ lệ nhà bán kiên cố ở thành thị chiếm cao hơn ở nông thôn rõ rệt.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, sau 10 năm (1999 -2009), số hộ có diện tích sử dụng lớn (từ 60m2 trở lên) của toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên 52,83%. Tuy nhiên, số hộ có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15 m2 sau 10 năm không giảm, thậm chí còn tăng lên (1999 là 2,2% và 2009 là 2,38%).

Kẻ ở không hết....

Kể từ khi thị trường bất động sản manh nha hình thành đến nay, những khái niệm đại loại như đầu tư, đầu cơ... vẫn thường được nhắc tới.  Và cũng từ đây đã nảy sinh vố số những nghịch lý khác mà đến nay cả cơ quan quản lý lẫn người dân đều thừa nhận với nghĩa như là khuyết tật của thị trường bất động sản. Nào là lướt sóng, bán chênh, giá gốc, suất ngoại giao, quan hệ.... để rồi từ đó khiến cho diện tích nhà ở cứ phát triển theo kiểu “nhà giàu trồng lau ra lúa”.

Bất cập trên càng được khẳng định khi mà kết quả tổng hợp của Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, trong khi số hộ có nhà ở với diện tích dưới 25m2 chiếm tỷ lệ còn nhiều (khoảng 8%), thì số hộ có nhà ở với diện tích sử dụng trên 100m2 chiếm tỷ lệ gần như cao nhất, đạt trên 19% (đặc biệt là tại khu vực đô thị gần 30%).

Bộ này cho rằng, nghịch lý trên chứng tỏ khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhưng với nhiều người, con số đó còn phản ánh tính thiếu minh bạch, thiếu thông tin cũng như kém chuyên nghiệp của thị trường bất động sản.

Như vậy, có thể dễ nhận thấy khi mà số căn hộ có diện tích dưới 25m2 (diện tích không đảm bảo đủ công năng sinh hoạt bình thường cho con người) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn sẽ là một thách thức không hề nhỏ cho mục tiêu tăng diện tích ở bình quân nhưng vẫn đảm bảo được diện tích sống tối thiểu phù hợp cho mọi đối tượng của xã hội.

Cũng không thể không nhận thấy sự trớ trêu, khi mà người dân đô thị đang phải sống trong nhà thiếu kiên cố nhiều hơn khu vực nông thôn thì thống kê lại chỉ ra rằng, số lượng nhà tạo mới và đưa vào sử dụng trong 10 năm gần đây tương đương với toàn bộ lượng nhà được đưa vào sử dụng từ năm 2000 trở về trước. Điều này có khiến người ta liên tưởng đến chất lượng của các công trình xây dựng hiện nay?

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần sự dứt khoát
  • DN “bắt tay” nghiên cứu thị trường BĐS sinh thái
  • Cơ chế xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang: Cụ thể hóa trách nhiệm, quyền lợi nhà đầu tư
  • Tháo gỡ khó khăn ở một số dự án vốn ODA bị chậm tiến độ: Quyết liệt và đồng bộ hơn nữa
  • Chính sách tiền tệ 2011: Thận trọng và giảm tăng trưởng
  • Doanh nghiệp mong ngân hàng 'thương' trong năm 2011
  • Eurozone mắc kẹt trong cái bẫy tài chính-kinh tế
  • Bất cập trong thu hút FDI: Vì đâu nên nỗi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!