Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu cơ chế giám sát hiệu quả vốn đầu tư

Quan điểm khác biệt về khái niệm tập đoàn kinh tế đã khiến Dự thảo Nghị định hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước tiếp tục nhận được những ý kiến trái ngược.

Trong khi doanh nghiệp lo ngại bị “o ép”, thì phía các cơ quan quản lý nhà nước lại không yên tâm với hiệu quả đầu tư của nguồn vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế.

Ông Nguyễn Bá Nghĩa, Phó trưởng ban Tổ chức Cán bộ - Lao động - Tiền Lương (Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, VNPT) hoàn toàn không yên tâm với quy định về mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn. Vì là tập đoàn nhà nước, nên hoạt động đầu tư kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con buộc phải tuân thủ những quy định liên quan đến sử dụng nguồn vốn nhà nước, nhất là cơ chế đấu thầu.

“Việc thành lập các công ty con thuộc VNPT với mục đích sản xuất phụ kiện cung cấp cho nhu cầu của công ty mẹ không thể thực hiện được với quy định này. Cho dù Dự thảo Nghị định đã mở ra hướng các doanh nghiệp thành viên có quyền tham gia đấu thầu thực hiện các dự án của công ty mẹ và của các doanh nghiệp thành viên khác trong tập đoàn kinh tế, song điều này cũng chưa giải quyết rốt ráo vấn đề này”, ông Nghĩa phân tích.

Phần lớn các tập đoàn đều muốn thành lập các công ty con hoạt động trong một số lĩnh vực chuyên biệt phục vụ nhu cầu đầu vào của tập đoàn. Cách làm này hoàn toàn phù hợp với mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới, hướng tới mục tiêu tập trung, tích tụ kinh tế, tận dụng lợi thế về quy mô. Tuy nhiên, đặc thù “nhà nước” đã cản trở khá lớn mục tiêu này của các tập đoàn.

Vấn đề khó giải quyết ở đây, theo phân tích, đó là thiếu cơ chế giám sát việc sử dụng và hiệu quả vốn đầu tư nhà nước trong doanh nghiệp cũng như giám sát hoạt động của HĐQT. Khi quyền chủ động của các tập đoàn, thể hiện trong chức năng nhiệm vụ của HĐQT được nâng lên, thì gắn theo đó là cơ chế giám sát chặt chẽ. “Nếu như cơ chế này hoạt động hiệu quả, thì mối liên kết kinh tế giữa công ty mẹ và công ty con sẽ thực sự thông suốt”, ông Nghĩa đề xuất.

Tuy vậy, việc cần hay không một cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động với tập đoàn nhà nước theo đề xuất của Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định vẫn chưa tìm được ý kiến chung. Lo ngại từ phía các tập đoàn, đó là phát sinh thêm những đầu mối quản lý mới trong khi bản thân các tập đoàn hiện đang trong tình trạng “một cổ nhiều tròng”.

Các chức năng quản lý với tập đoàn nhà nước, cũng như các doanh nghiệp nhà nước nằm lẫn trong chức năng của các bộ quản lý chuyên ngành. Thậm chí, nhiều tập đoàn lên tiếng than phiền về việc HĐQT phải xin ý kiến về quyết định đối với chức danh tổng giám đốc cũng đang bị coi là khó khăn trong thực hiện quyền chủ động mà pháp luật quy định đối với các chức danh quản lý này.

Ông Đặng Đức Đạm, Viện trưởng Viên Nghiên cứu phát triển (Hiệp hội Công thương Hà Nội) cho rằng, có lẽ mô hình cơ quan đặc trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó có tập đoàn nhà nước cần phải được tính đến trong giai đoạn hiện nay. Lý do là cơ quan này phải đảm trách được hai nội dung chính là quản lý tài chính và quản lý nhân sự đối với cán bộ quản trị và quản lý doanh nghiệp. Với yêu cầu này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chỉ có thể làm được một nhiệm vụ về quản lý tài chính.

Như vậy, với mô hình này, dưới cơ quan đặc trách sẽ là nhiều đơn vị như SCIC để đảm trách phần chuyên ngành của từng lĩnh vực. Hiệu quả đầu tư sẽ được giám sát chặt chẽ và có địa chỉ chịu trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên, đặc thù của Việt Nam về tập đoàn nhà nước cũng đang gây lo ngại lớn về hiệu quả của mô hình quản lý này. Vì động lực “lên” tập đoàn của nhiều doanh nghiệp nhà nước nhiều khi không xuất phát từ mục tiêu kinh tế.

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cho rằng, nội dung giám sát có lẽ phải được thiết kế thêm hướng giám sát khả năng gây khó khăn của tập đoàn cho các tổ chức khác vì bản chất của mô hình này là ưu thế về quy mô. Thực tế yếu cầu này khó thực hiện hơn nhiều khi các quy định về kiểm soát độc quyền của Việt Nam vẫn còn né tránh khu vực đặc biệt này.

(Theo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Áp lực giải ngân vốn FDI
  • Sẽ thực hiện gói giải pháp kích cầu đầu tư
  • Nghịch lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể kéo dài 2-4 năm nữa
  • Tiền mất mạng vong
  • Duy trì đà tăng trưởng hợp lý
  • Vay vốn ngân hàng dễ hay khó?
  • Thử hình dung bức tranh tiền tệ cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!