Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu tiền đồng là do… lạm phát

Nguyên nhân đầu tiên gây ra thiếu tiền đồng chính là lạm phát. Giá cả tăng cao đã làm người dân, doanh nghiệp (DN) phải tăng giữ lại lượng tiền nhất định trong ví. Tuy nhiên, lý do căn bản nhất khiến lượng tiền thiếu hụt trong hệ thống ngân hàng lại xuất phát từ những chính sách hiện nay.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã nhấn mạnh điều này khi trao đổi với báo Đầu tư về tình trạng thiếu tiền đồng trong bối cảnh, rất ít người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp rót tiền vào vàng, chứng khoán, USD nhưng tiền tiết kiệm vào ngân hàng cũng giảm mạnh.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thông thường, vốn lưu động của DN được gửi ở tài khoản của ngân hàng. Nhờ khoản tiền này, DN được vay bảo lãnh, trả chậm, khiến tiền mặt không bị lưu thông quá nhiều. Hơn nữa, khoản tín dụng này cũng được ngân hàng luân chuyển cho nhiều DN sử dụng trong cùng một thời điểm, giúp tăng nhanh vòng quay của đồng tiền.

Thế nhưng, từ khi tín dụng bị siết chặt, lãi suất bị đẩy lên cao, các DN rơi vào cảnh thiếu vốn. Vì vậy, DN rút vốn ra để quay vòng và vay mượn lẫn nhau, thay vì thông qua hệ thống ngân hàng. Nghịch lý đang diễn ra là tiền lưu thông nhiều, nhưng vốn của DN vẫn thiếu.

Bên cạnh đó, áp dụng trần lãi suất huy động cũng là một nguyên nhân khiến dòng tiền đi khỏi ngân hàng. Với lạm phát 6 tháng đầu năm tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang bị âm.

TS. Lê Xuân Nghĩa nêu rõ,  một lý do nữa khiến thị trường khan hiếm tiền là chợ đen bùng nổ. Hiện không chỉ vay đảo nợ, mà ngay cả vay sản xuất bình thường, DN cũng phải tìm đến thị trường chợ đen với lãi suất lên tới 12%/tháng (với cho vay đảo nợ). Sự sôi động của thị trường chợ đen đã hút một bộ phận tiền gửi của dân cư, thậm chí của cả DN, gây ra tình trạng thiếu tiền hiện nay.

Báo cáo của NHNN cho thấy, một lượng tiền bơm ra để cứu thanh khoản của các ngân hàng vào cuối năm 2010 đến nay, vẫn không trở lại hệ thống ngân hàng. Trong 4 tháng đầu năm nay, tiền ngoài hệ thống ngân hàng tăng 4,12% so với cuối năm 2010.

Nhiều chuyên gia lo ngại, tình trạng căng thẳng tín dụng, chợ đen bùng phát kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, vì tín dụng chợ đen tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cũng theo Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, hàng tồn kho tăng nhanh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng tiền đồng hiện nay.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, lượng sản phẩm tồn kho của nhiều ngành tăng mạnh. Cụ thể, tính đến tháng 5/2011, mức tồn kho của ngành sản xuất nước trái cây tăng 135,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tồn kho của sản phẩm cà phê sữa hòa tan, bột nêm và bột gia vị tăng gần 100%; tồn kho sản phẩm giải khát có ga, sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, thức ăn gia súc… tăng 17% đến 40%. Trong lĩnh vực công nghiệp, gần 70% số sản phẩm cũng có mức tồn kho cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, dù DN đã cắt giảm sản xuất.

Bên cạnh đó, một lượng tiền rất lớn cũng đang bị “chôn” vào chứng khoán và bất động sản. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect, nhiều công ty bất động sản lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Vạn Phát Hưng, Sacomreal… đang sở hữu lượng hàng tồn kho “khủng”, dao động từ 1.000 đến 3.000 tỷ đồng.

Với lãi suất cho vay trung bình trên 20%/năm như hiện nay, nếu không giải quyết được tình trạng hàng tồn kho, nhiều DN sẽ không chỉ dừng lại ở co hẹp sản xuất, mà còn đứng trước nguy cơ phá sản.

Để giải bài toán này, ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và các chính sách tài chính, tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát.

TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, mức trần lãi suất 14%/năm hiện nay đã lỗi thời, cần xem xét lại. Ngoài ra, để thu hút dòng tiền quay lại hệ thống ngân hàng, Nghị quyết 11 của Chính phủ phải được thực hiện tốt để kéo lạm phát giảm xuống.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rà soát, cắt giảm vốn đầu tư công: 80.550 tỉ đồng chưa phải con số cuối
  • Chế tài kiểu “linh hoạt”
  • Lãi suất sẽ hạ theo cách nào?
  • Thêm hỗ trợ cho mục tiêu hạ lãi suất
  • Nên kiên định chính sách thắt chặt tiền tệ
  • Doanh nghiệp FDI: Tiêu thụ tại chỗ bao nhiêu, nội địa hóa thế nào?
  • Chính sách bán nhà cho người TNT: Bộc lộ nhiều lỗ hổng
  • Lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp phải bán tài sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!