Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp cận vốn ODA: “Mở đường” cho doanh nghiệp tư nhân

Trước sự “mở đường”của Ban Bí thư cho doanh nghiệp tư nhân trong việc được danh chính ngôn thuận tiếp cận với nguồn vốn ODA, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ giải ngân vốn ODA nhờ quyết định này sẽ cao lên đáng kể - tinkinhte.com
Trước sự “mở đường”của Ban Bí thư cho doanh nghiệp tư nhân trong việc được danh chính ngôn thuận tiếp cận với nguồn vốn ODA, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ giải ngân vốn ODA nhờ quyết định này sẽ cao lên đáng kể - Ảnh minh họa.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, khi kết luận về việc tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã yêu cầu cần có cơ chế để doanh nghiệp của tư nhân được vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước.

Trước sự “mở đường” của Ban Bí thư cho doanh nghiệp tư nhân trong việc được danh chính ngôn thuận tiếp cận với nguồn vốn ODA, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ giải ngân vốn ODA nhờ quyết định này sẽ cao lên đáng kể.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là năng lực của doanh nghiệp tư nhân liệu có thể làm cho dư luận cũng như Chính phủ hoàn toàn yên tâm khi để họ tiêu tiền ODA? Làm thế nào để việc tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức này sẽ đạt được kết quả như mong muốn?

Quá nhiều hạn chế

Với quan niệm ODA là viện trợ chính thức, do các tổ chức nước ngoài cho vay với sự đảm bảo của Nhà nước nên trong những năm qua, việc tiếp cận nguồn vốn này là do các cơ quan nhà nước, hoặc các doanh nghiệp nhà nước được ủy quyền.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn này. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phải “ẩn danh” để đứng đằng sau các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện các dự án ODA trong các công trình giao thông, điện dưới hình thức “hợp đồng phụ”.

Trong một nghiên cứu mới đây của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, đầu tư đánh giá nhanh về chất lượng của khu vực kinh tế tư nhân sau 10 năm thi hành Luật doanh nghiệp, đã chỉ ra những mảng mầu sáng tối khá rõ của khu vực này.

Một trong những tác giả của nghiên cứu này, TS. Lê Duy Bình mặc dù rất ấn tượng vì độ tăng trưởng hết sức ấn tượng thể hiện sức sống mãnh liệt của tinh thần kinh doanh của người dân Việt Nam khi số doanh nghiệp tư nhân đã nhanh chóng tăng lên 15 lần trong vỏn vẹn 9 năm.

Nhưng ông Bình và nhóm nghiên cứu đã thể hiện một sự lo ngại khó giấu khi so với các thành phần kinh tế khác, khu vực kinh tế tư nhân còn có quá nhiều hạn chế. Số lượng những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng vắng bóng.

Trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố thì chỉ có 17 doanh nghiệp tư nhân nhưng phần lớn trong số 17 doanh nghiệp tư nhân đó lại là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Vấn đề này rõ ràng thể hiện một số vấn đề về chất lượng của các doanh nghiệp tư nhân

Chàng tí hon không chịu “lớn”

Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra một thực tế đáng chú ý của các doanh nghiệp tư nhân đó là sau gần 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, “kích cỡ” của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hầu như ít thay đổi.

Đại đa số các doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở xuống. 98,35% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện sử dụng dưới 200 lao động trong khi tỷ lệ này tại các doanh nghiệp nhà nước là 55,38% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 70,05%. Rõ ràng, so sánh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp tư nhân là những “chàng tí hon” tính theo bình quân lao động mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, những chỉ số quan trọng để phản ánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân chỉ được cải thiện ở mức độ thấp hơn so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể cải thiện được mức tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 4,4% vào năm 2000 lên 7,1% vào năm 2008, thì doanh nghiệp nhà nước đã tăng được từ 7,9% lên 12,4% và doanh nghiệp FDI từ 19,8% lên 23,9% trong cùng giai đoạn này.

Tương tự, mức cải thiện tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có của khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng thấp hơn nhiều so với mức cải thiện của tỷ lệ này của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Điều này có thể dẫn đến một khả năng về khoảng cách ngày một rộng về hiệu quả tài chính giữa các khu vực tư nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác của nền kinh tế.

Mức độ cải thiện về quy mô của doanh nghiệp không theo kịp mức cải thiện về quy mô của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Khi doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình được một phần thì các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đã nhanh chóng cải thiện được cùng nội dung đó với tốc độ nhanh hơn.

Ví dụ, mặc dù quy mô vốn chủ sở hữu trung bình của một doanh nghiệp tư nhân được tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2005 - 2008 lên khoảng 3,6 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nhưng con số này là quá khiêm tốn so với mức trung bình là 242 tỷ/doanh nghiệp nhà nước hay 76 tỷ đồng/doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Một khiếm khuyết quan trọng mà Nhóm nghiên cứu không thể không nhắc đến còn là sự kém minh bạch, thiếu công khai về quản lý tài chính trong các công ty tư nhân ở Việt Nam hiện nay là hiện tượng khá phổ biến.

Rất nhiều công ty tư nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Số doanh nghiệp báo cáo tài chính theo quy định tại của Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp tổng số doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cũng rất sơ sài, hình thức, số liệu thường thiếu chính xác và không đầy đủ.

(Theo Lê Châu // Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng lãi suất cơ bản hay ưu tiên mục tiêu tăng trưởng?
  • Điều chỉnh tỉ giá: Linh hoạt nhưng đừng gây sốc
  • Jim Rogers duy trì cái nhìn khả quan về thị trường kim loại quý
  • Dubai World sẽ tự xé lẻ để tồn tại?
  • Tín dụng bắt đầu tăng trưởng mạnh
  • “Trật tự” mới cho lãi suất huy động?
  • HSBC dự báo Việt Nam năm 2010: Nguy cơ “ổ voi” lạm phát
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!