Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiêu chuẩn nào để đánh giá sự an toàn của các ngân hàng?

Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng minh kể cả khi đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về vốn, các ngân hàng cũng không tránh được đổ vỡ.

Từ trước đến nay, đánh giá rủi ro luôn là phương pháp được các cơ quan quản lý sử dụng để đo lượng sự vững chãi của các ngân hàng lớn. Trước tiên, họ yêu cầu các nhân viên ngân hàng báo cáo về tính chất rủi ro của các khoản đầu tư của ngân hàng. Tiếp theo, họ sẽ xét xem liệu ngân hàng đó có đủ vốn để phòng chống rủi ro thua lỗ tiềm ẩn hay không.  
 
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng minh rằng phương pháp này liên tiếp thất bại. 
 
Giống như hầu hết các công ty khác, các ngân hàng tự tài trợ vốn bằng rất nhiều khoản nợ bao gồm nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu và cuối cùng là huy động vốn từ các cổ đông. Trong đó, vốn là phần rất quan trọng đối với sự tồn tại của ngân hàng. Nếu như khoản đầu tư tồi tệ có thể khiến giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống, nguồn vốn cũng sẽ giảm đi 1 lượng tương tự. 
 
Nếu như nguồn vốn cạn kiệt, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản, thậm chí là phá sản hoặc cần đến sự trợ giúp của chính phủ. Đó chính là lý do vì sao ngân hàng phải tuân thủ các điều kiện về vốn. 
 
Hiện nay, theo chuẩn Basel II và Basel III được công nhận trên toàn cầu, 1 ngân hàng sẽ được quyết định là có đủ vốn hay không sau khi xem xét khối lượng tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng. 
 
Ví dụ, 1 trái phiếu có mệnh giá 1 nghìn tỷ USD và được xếp hạng AAA sẽ không được xem xét bởi chắc chắn ngân hàng sẽ thu hồi lại được số tiền từ trái phiếu đó. Bởi vậy, cho dù ngân hàng có tổng tài sản là 2 nghìn tỷ USD,  tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro cũng chỉ có giá trị 1 nghìn tỷ USD. Nếu như ngân hàng đó có lượng vốn là 100 tỷ USD, tỷ lệ vốn điều chỉnh theo rủi ro sẽ là 10%. 
 
Thước đo không chính xác
 
Lịch sử đã chứng minh thước đo này là không chính xác. Hãy lấy Deutsche Bank là 1 ví dụ. Theo báo cáo, ngân hàng này có tỷ lệ vốn cấp 1 tính đến ngày 30/6 là 10,2%. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đang ở mức gần 2,5% tổng tài sản. Top 10 ngân hàng hàng đầu nước Mỹ cũng có tỷ lệ tương tự khi khủng hoảng tài chính xảy ra: tỷ lệ vốn trung bình của các ngân hàng này là 11% trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 2,8%. 
 
Vậy thì, tiêu chuẩn nào mới là chính xác? Sự thực là, các ngân hàng luôn muốn vay tiền nhiều nhất có thể bởi điều đó sẽ giúp tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi mọi việc diễn ra suôn sẻ. Ngược lại, đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với hệ thống tài chính và rộng hơn là cả nền kinh tế.  
 
Nếu như các ngân hàng chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro của chính họ, chắc chắn họ sẽ cố gắng hạ thấp rủi ro. Đây chính là những gì đã xảy ra đối với các chứng khoán có tài sản đảm bảo và các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra với các khoản vay bất động sản ở Ireland và Tây Ban Nha cũng như các khoản nợ quốc gia khổng lồ của toàn châu Âu. 
 
Không chỉ có vậy, các nhà làm luật cũng không thể xuất sắc hơn so với các nhân viên ngân hàng trong quá trình quyết định lượng tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Thứ nhất, các con số bị ảnh hưởng nặng nề bởi các ngân hàng. Thứ hai, hệ thống hiện nay không chỉ quá phức tạp và rộng lớn mà còn quá dễ dàng để sử dụng mánh khóe. 
 
Trên thực tế, không ai có thể tính toán chính xác số tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Chuyên gia phân tích tại các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng có thể gặp phải sai sót và điều tương tự cũng có thể xảy ra với các chuyên gia kinh tế. 
 
Giải pháp là gì?
 
Hệ thống tài chính cần những luật lệ đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Thước đo phù hợp nhất với các tiêu chuẩn này chính là tỷ lệ vốn hữu hình trên tài sản hữu hình. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là loại tiêu biểu cho tài sản hữu hình bởi ngân hàng chỉ có thể sử dụng tài sản này để  giảm thuế khi chúng thực sự đang được sử dụng và tạo ra lợi nhuận. 
 
Theo chuẩn Basel III, tỷ lệ vốn hữu hình tối thiểu chỉ là 3,25%. Nói 1 cách khác, giá trị tài sản giảm 3,25% có thể “thổi bay” vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này là quá thấp trong bối cảnh hệ thống tài chính ngày càng gặp phải nhiều rủi ro như hiện nay.
 
Loại bỏ tiêu chí tài sản điều chỉnh theo rủi ro và nâng dần tỷ lệ vốn hữu hình lên 20% có vẻ sẽ là 1 giải pháp hợp lý. Nhà đầu tư rót tiền vào các ngân hàng sẽ không có được lợi nhuận cao hơn trước nhưng chắc chắn sẽ gặp phải ít rủi ro hơn. Thêm vào đó, chi phí huy động vốn của các ngân hàng cũng không tăng lên. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/Bloomberg

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tiền đang chảy đi đâu?
  • FDI: Kết quả và những vấn đề đặt ra
  • Nói và làm: ‘Cuộc chiến’ lãi suất vẫn khốc liệt?
  • Nhà đầu tư Anh kỳ vọng vào thị trường tài chính Việt Nam
  • Có lỡ cơ hội thu hút FDI từ Mỹ?
  • Giảm thuế có giúp thúc đẩy tăng trưởng?
  • Biến động của thị trường BĐS sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy kiều hối
  • Nghịch lý giá vàng trong nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!