Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm thuế có giúp thúc đẩy tăng trưởng?

Mitt Romney đang ráo riết đưa ra các kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó nổi bật nhất là chính sách cắt giảm thuế. Tuy nhiên, liệu các chính sách này có đủ sức thuyết phục?
 
Nền kinh tế Mỹ thậm chí đã không còn khỏe mạnh trước khu khủng hoảng tài chính bắt đầu hồi cuối năm 2007. Đặc biệt, đến năm 2007, nền kinh tế đã có thập kỷ tăng trưởng chậm chạp nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Tốc độ tăng trưởng chậm chạp lại kéo theo thị trường lao động ảm đạm cùng với thu nhập tăng lên rất ít. Khủng hoảng xảy đến và xóa sạch sự tăng lên yếu ớt này. 
 
Tất nhiên, chính sách quan trọng nhất trong thập kỷ vừa qua chính là chương trình cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Bush. George W. Bush cùng với quốc hội Mỹ, trong đó có Ryan, đã thông qua luật cắt giảm mạnh thuế trong năm 2001, đẩy mạnh áp dụng trong năm 2003 với dự báo chính sách này sẽ mang lại sự thịnh vượng. 
 
Cũng không thể phủ nhận 1 sự thực là trong suốt lịch sử 20 năm qua, tăng trưởng kinh tế vốn là thách thức lớn nhất của bất kỳ Tổng thống nào. Bill Clinton Và George Bush cha đã tăng thuế trong thời kỳ đầu những năm 1990. Khi đó, đảng bảo thủ cho rằng chính sách này sẽ gây nên thảm họa. 
 
Tuy nhiên, ngược lại, nền kinh tế lại bùng bùng nổ mạnh mẽ, thu nhập tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ thời kỳ những năm 1960. Sau đó, George Bush con lên nắm quyền và bắt đầu thời kỳ cắt giảm thuế, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy giảm tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng. 
 
Trong chiến dịch tranh cử, Mitt Romney và "người phò tá" Paul Ryan hứa hẹn sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất. Đồng thời, 1 lần nữa họ lại hứa hẹn các biện pháp này sẽ đem lại thịnh vượng cho nước Mỹ. Tuy nhiên, liệu họ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu đó? Giống như việc đương kim Tổng thống Barack Obama bị thúc ép phải đưa ra những giải pháp đối đầu với những diễn biến đáng thất vọng của nền kinh tế, Romney và Ryan cũng sẽ phải giải thích cho các cử tri tại sao cắt giảm thuế sẽ giúp nước Mỹ có được những năm tháng tươi đẹp hơn so với 4 năm vừa qua. 
 
Tất nhiên, cũng cần phải xem xét đến những yếu tố ngoại cảnh từ phía nền kinh tế có thể tác động lên chính sách thuế. Cựu Tổng thống Bill Clinton đã chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ. Đồng thời, các hàng rào thương mại cũng liên tục được dỡ bỏ. Đó là những thuận lợi lớn. 
 
Ở bối cảnh ngược lại, trong những năm George Bush làm Tổng thống, ông phải chịu đựng bong bóng công nghệ vỡ tung, thảm họa 11/9, nhiều cuộc chiến tranh cùng với khủng hoảng tài chính. Đôi lúc, vấn đề ở đây là thời điểm chứ không phải là người lãnh đạo. 
 
Theo trường phái kinh tế học Keynes, nền kinh tế thậm chí có thể sẽ tồi tệ hơn nếu như không có các biện pháp kích thích kinh tế. Do đó, cũng có thể suy luận ra rằng nếu như không có các chính sách cắt giảm thuế của Bush, kinh tế Mỹ thậm chí còn suy giảm mạnh hơn nhiều. 
 
Những lý lẽ kinh tế bổ sung cho quan điểm này khá đơn giản và dễ hiểu. Trong ngắn hạn, giảm thuế sẽ giúp tăng lượng tiền trong túi người dân. Trong dài hạn, người dân sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu như họ được nhận về nhiều tiền hơn do phải đóng thuế ít hơn. Thời gian lao động tăng lên và các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ được mở rộng. Đây cũng là lý lẽ chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận chính trị. 
 
Tuy nhiên, chính lí lẽ ấy cũng ẩn chứa 1 số tác dụng phụ ít được chú ý hơn. Đối với những người chỉ hướng đến 1 mức mục tiêu cố định, thời gian làm việc của họ sẽ bị giảm xuống sau khi được giảm thuế. Thêm vào đó, giống như thời cựu Tổng thống Bush, giảm thuế sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và kéo theo đó là những vấn đề về kinh tế. 
 
Hơn nữa, khi lợi nhuận cận biên là 70% giống như thời kỳ 1940 - 1980, giảm thuế thực sự tạo ra những khác biệt lớn. Bây giờ, khi lợi nhuận chỉ là 35%, hiệu quả thúc đẩy kinh tế của chính sách giảm thuế bị giảm đi rất nhiều.
 
Theo Donald Marron, giám đốc trung tâm Chính sách thuế và đồng thời cũng là người đã từng phục vụ chính quyền Bush, với mức thuế như hiện nay, thật khó để có thể tranh luận rằng giảm thuế sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. 
 
Tương tự như vậy, 1 báo cáo từ Phòng nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cũng cho thấy trong 65 năm qua, các thay đổi về thuế thực sự không có nhiều tương quan với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. 
 
Chắc chắn là Romney và Ryan không thể kêu gọi thực thi các chính sách thuế bằng cách đơn giản là lặp lại các chính sách dưới thời Bush. Họ muốn cải cách toàn bộ luật thuế, giảm 1/5 mức thuế và ráo riết loại bỏ trốn thuế. Nhiều chuyên gia cho rằng những biện pháp đa dạng này sẽ cho ra kết quả tốt hơn so với chính sách của Bush. 
 
Tuy nhiên, kế hoạch của Romney cũng bộc lộ 1 vài điểm yếu. Romney không nêu rõ được sẽ cắt giảm loại thuế nào. Trong khi đó, trong 1 phân tích gần đây, CRS rút ra kết luận cùng lúc đạt được tất cả những mục tiêu mà Romney đưa ra - 1 chính sách thuế trung lập nhưng lại không làm tăng gánh nặng lên tầng lớp trung lưu - là điều bất khả thi. Lịch sử cũng đã chứng kiến rất nhiều lần các đợt cải cách thuế không thành công. 
 
Hơn nữa, Romney cũng không thể đưa ra chi tiết sẽ cắt giảm chi tiêu đối với bộ phận nào và chỉ hứa hẹn đó là khoản cắt giảm lớn. 1 vài chương trình có nguy cơ bị cắt giảm như nghiên cứu y tế, giáo dục, công nghệ, đường sá, giao thông vận tải, thậm chí còn có thể đem lại hiệu quả kích thích tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với cắt giảm thuế. 
 
Đúng là tăng trưởng kinh tế hùng mạnh có thể giúp giải quyết tất cả những thách thức mà hiện nay nền kinh tế đang phải đối mặt: thâm hụt, thất nghiệp, thu nhập suy giảm, và thậm chí là sự nổi lên của Trung Quốc. 
 
Tuy nhiên, khi "đào sâu" vào các chính sách mà Romney và Ryan đưa ra đồng thời tính đến cả hoàn cảnh lịch sử, chỉ có thể đi đến kết luận đó là chính sách cắt giảm thuế. Còn lại, liệu kế hoạch đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không vẫn là 1 câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp rõ ràng và thỏa đáng. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/NYT

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!