Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng 2010: Kẹp giữa tăng trưởng và lạm phát

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% trong năm 2010, thấp hơn so với mức 37,73% năm nay. Chỉ tiêu này được đặt ra nhằm kiểm soát mức độ lạm phát năm 2010 tiếp tục giữ một con số, song với định hướng tăng trưởng GDP tới 6,5% (cao hơn mức 5,2% của năm nay), đây không phải là con số cứng nhắc.

Tuy nhiên, vấn đề các ngân hàng quan tâm và cho nhiều ý kiến nhất tại Hội nghị đánh giá hoạt động ngành ngân hàng năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 tổ chức ngày 23/12 của NHNN không phải là mức độ thắt chặt hơn của chính sách tiền tệ, mà chính là cách thức điều hành. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank phát biểu: “Nếu như việc dừng cho vay hỗ trợ lãi suất, tăng lãi suất cơ bản và thay đổi tỷ giá được thực hiện sớm hơn thì thị trường tiền tệ sẽ bớt căng thẳng rất nhiều vào 2 tháng cuối năm”.

Thực hiện những biện pháp mang tính hành chính như khống chế trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay có thể là giải pháp “vạn bất đắc dĩ”, nhưng chấp nhận được của cơ quan quản lý trong những thời điểm nhạy cảm và cam go của nền kinh tế, song theo ông Vinh, duy trì lâu và không sớm trả cho thị trường tiền tệ về đúng quan hệ cung cầu, thì chính sách tiền tệ sẽ méo mó, ngân hàng và doanh nghiệp đều khó khăn.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng góp ý: “Nếu cứ trần cho vay, trần tiền gửi như thế này thì hoạt động ngân hàng chết cứng”. Bà Hương kiến nghị, Chính phủ nên sớm đề nghị Quốc hội sửa đổi Điều 474, Điều 476 Bộ luật Dân sự về khống chế lãi suất trần cho vay là 150% lãi suất cơ bản. Quy định này nhằm điều chỉnh hoạt động cho vay nặng lãi là một bộ phận rất nhỏ của hoạt động cho vay và chủ yếu ở thị trường không chính thức. Việc áp dụng quy định này cho toàn bộ thị trường cho vay chính thức là không hợp lý và không phù hợp với các cam kết của WTO về việc tăng cường tính thị trường trong hoạt động ngân hàng.

Linh hoạt, kịp thời, thông điệp này luôn được NHNN nhấn mạnh trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, song trên thực tế lại chưa được như vậy. Thị trường biến động từng giờ từng ngày, nhưng do thủ tục của NHNN còn rườm rà, chậm chạp khiến một số chính sách sau khi ban hành đã sớm trở thành lạc hậu. “Có chính sách Thống đốc đã có chủ trương, song để thực hiện được thì thủ tục văn bản phải mất 1 tháng mới ban hành được. Đợi thủ tục đó thì thị trường đã khác rồi, thị trường đâu có chờ chúng ta”, bà Hương nói.

Vấn đề đau đầu nhất với các ngân hàng được đem ra mổ xẻ là “loạn” cạnh tranh lãi suất. Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT VietinBank kể: “Tại một địa phương, khi chúng tôi đang huy động vốn với mức lãi suất chỉ khoảng 10%/năm thì nhân viên một ngân hàng khác đến trụ sở một khách hàng lớn của chúng tôi chào mức lãi suất huy động là 11,5%/năm và chào lãi vay chỉ 5 - 6%/năm. Khi khách hàng của chúng tôi thấy lạ lùng thì nhân viên của ngân hàng kia cho biết, để thu hút khách hàng mới, tổng giám đốc cho phép kinh doanh lỗ”.

Còn ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV bức xúc: “Cơ quan quản lý là NHNN cần có biện pháp điều hành, chứ không thể để chỉ một số ít ngân hàng không bình thường mà cả hệ thống ngân hàng không bình thường”.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, trong năm 2009 đầy khó khăn mà các ngân hàng vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả là một thành công lớn. Năm 2010, với vai trò là “hệ thống huyết mạch” của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng phải thực hiện chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, chủ động sao cho vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ngăn ngừa lạm phát. Trong công tác điều hành, NHNN cần theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường thế giới và trong nước để ban hành và tham mưu cho Chính phủ những chính sách kịp thời, phù hợp với thị trường. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu chấn chỉnh quản lý sàn vàng và thị trường ngoại hối.

Khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của nền kinh tế

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Các ngân hàng vẫn bị "bó cứng" về chính sách
  • Giám sát hoạt động ngoại hối: Tránh cách làm lúc chặt, lúc lỏng
  • Các cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn được dự báo sẽ đóng vai trò trung tâm
  • "Đô la Mỹ tăng giá có lợi cho Việt Nam"
  • Nhà đầu tư: Chưa nên thu thuế thu nhập đầu tư vàng
  • Diện mạo mới của thị trường bảo hiểm Việt Nam
  • Tiềm năng lớn cho hoạt động môi giới bảo hiểm
  • Những nhịp cản thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!