Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Chủ tịch WB James Adams: Các ngân hàng ở châu Á sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng

Theo Reuters, ngày 11-12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo về tình hình kinh tế khu vực, trong đó dự đoán mức tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2009, với mức trung bình 5,8%, là mức thấp nhất trong tám năm nay, hoạt động thương mại gặp khó khăn.

Nhận định về hoạt động của hệ thống ngân hàng ở châu Á, nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã "hạ gục" hàng loạt ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, nhưng ở Phương Ðông, câu chuyện có khác. Các ngân hàng ở châu Á gặp khó khăn, nhưng không sụp đổ do Chính phủ các nước đã can thiệp.

Ông James Adams , Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận xét: "Do phản ứng nhanh của các nhà hoạch định chính sách ở các nước Ðông Á, hệ thống ngân hàng ở khu vực này đến nay đã có khả năng đối phó cuộc khủng hoảng". Một số chuyên gia khuyên các ngân hàng ở khu vực này có thể tăng vốn đầu tư mới, như các ngân hàng Misubishi, Nomura... của Nhật Bản đang làm, đồng thời có thể yêu cầu trợ vốn từ chính phủ, tuy nhiên với lượng tài chính vừa phải. Sự sụp đổ của Phố Wall có thể là một dịp làm ăn của Phương Ðông.

* Theo Tân Hoa xã, các ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ra tuyên bố chung, nhất trí tổ chức Hội nghị Thống đốc ngân hàng trung ương hằng năm nhằm tăng cường ổn định tài chính khu vực và trao đổi những vấn đề cùng quan tâm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ đăng cai hội nghị lần đầu  vào năm 2009.

* Ngày 11-12,  hầu hết các chỉ số chứng khoán ở châu Á đều giảm nhẹ. Riêng chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,7% do Ngân hàng trung ương nước này quyết định hạ lãi suất cho vay từ 4% xuống còn 3%, là mức giảm nhiều nhất từ trước đến nay.

(Theo nhân dân)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhiều giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Đánh giá của Ngân hàng thế giới: Năm 2009, Việt Nam sẽ phục hồi kinh tế
  • Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng
  • Dùng tài chính đỡ cà phê
  • IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!