Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN làm gì để trụ vững khi kinh tế suy giảm?

Hướng điều chỉnh quan trọng nhất giúp DN trụ vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị suy giảm đó là cắt giảm chi phí, quy mô sản xuất để đối phó với sự sụt giảm doanh thu trước khi các biện pháp kích thích tiêu dùng ở trong nước và ở các nước khác bắt đầu phát huy tác dụng.

Đó là ý kiến của ông Lương Hoài Nam Tổng giám đốc Hãng hàng không Jetstar Pacific trong cuộc giao lưu “Kinh tế 2009 nhìn từ doanh nghiệp” do Vneconomy tổ chức chiều 12/12.

 Theo ông Nam, mọi dự báo cũng chỉ là dự báo, mang tính tương đối vì vậy trong bối cảnh các nền kinh tế đều bị khủng hoảng, điều quan trọng với các DN không phải là dự báo mà mà khả năng điều chỉnh và hành động. Vì vậy, mỗi DN cần phải tự đánh giá và hành động. Mỗi quyết định điều chỉnh cũng có thể đúng, có thể sai, nhưng nếu không điều chỉnh gì thì đó sẽ là sai lầm lớn nhất và có thể dẫn đến phá sản.

 2009 – năm đầy khó khăn với dệt may Việt Nam

 Đồng quan điểm, ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, kinh tế toàn cầu suy giảm, các mặt hàng xuất khẩu chịu nhiều “thiệt thòi” nhất. Đối với các đơn vị dệt may, 90% doanh thu là từ xuất khẩu, do vậy  khi nền kinh tế các nước khó khăn thì đương nhiên thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam sẽ bị thu hẹp về quy mô.

Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may không thể được duy trì ở mức trên 20% như trong các năm trước. Trong quý 4/2008 này, giá trị đơn đặt hàng suy giảm, trong đó, giá trị đơn đặt hàng từ Mỹ đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, chắc chắn, năm 2009 đối với ngành dệt may sẽ là một năm khó khăn.

Các DN sẽ phải tìm ra giải pháp của riêng mình. Trước hết, cần tập trung vào lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh, đó là các sản phẩm  chất lượng từ khá tới cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Vinatex cùng cần có những sản phẩm có ưu thế về giá. Đặc biệt, cần tiết kiệm chi phí để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận, khi mà cạnh tranh về giá trong năm tới sẽ rất gay gắt.

Mặt khác, cùng cần tiếp tục mở rộng thị trường không truyền thống như các nước Trung Đông, các nước ít bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng lần này. Cùng với đó, cần phát triển thị trường nội địa thông qua một hệ thống phân phối rộng khắp. Theo ước tính, giá trị thị trường dệt may nội địa cũng đạt tới mức 3 tỷ USD/năm.

Bởi vậy, “muốn kinh doanh được, giá cả nói chung của mọi mặt hàng cần phải giảm hơn trong năm nay. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất lao động... Nếu không làm được những việc này, tình hình năm tới đối với các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn”, ông Trường nhận định.

 Lối ra cho các DN Việt Nam

 Theo các đại diện DN, để tạo lối ra cho DN trong tình hình khó khăn hiện nay ngoài việc không ngừng đưa ra các cải tiến kỹ thuật nhằm tiết giảm chi phí về thời gian, nhân công nhằm hạ giá thành sản phẩm thì việc tìm kiếm thị trường mới để bù đắp lại lượng hụt của các thị trường truyền thống là giải pháp đầu tiên tất cả các doanh nghiệp nên nghĩ tới trong năm 2009.

Tuy nhiên, theo ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), hiện tại “không còn nhiều thị trường mới và tiềm năng trên thế giới để ta tấn công". Ba nền kinh tế chủ chốt của thế giới là Mỹ, Nhật và EU đều suy giảm, có nghĩa là trên 70% giá trị của nền kinh tế thế giới giảm sút.

Do đó, khả năng bù đắp sự suy giảm của ba nền kinh tế này là rất khó khăn. Tất nhiên, đây là khó khăn trên phương diện vĩ mô, nhưng nói tới mức độ vi mô ở cấp độ doanh nghiệp, việc bù đắp thiếu hụt này là điều có thể làm được”.

 Vì vậy theo ông Cảnh, các thị trường mới mà DN xuất khẩu Việt Nam có thể nhắm tới trong thời gian tới là  thị trường Trung Đông, châu Phi...ngoài ra là thị trường Nga (ít biến động trong cuộc khủng hoảng) và các thị trường ngách khác.

 “Với từng doanh nghiệp bằng sáng tạo của mình, vẫn hoàn toàn có cơ hội tăng trưởng nếu tìm được ngách thị trường mà ở đó họ phát huy được lợi thế cạnh tranh cao nhất của mình, qua đó làm tăng thị phần của mình trên thị trường”, ông Cảnh nhấn mạnh.


Còn theo ông Trường, việc liên kết giữa các DN trong cùng ngành nhằm tận dụng các lợi thế của nhau cũng là cách để tiết giảm chi phí tốt nhất trong khi khó khăn. Vì điều này sẽ làm giảm được nguồn vốn lưu động; hai là phân công trong chuỗi liên kết đúng đơn vị có lợi thế cạnh tranh tốt nhất trong một loại mặt hàng sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó.

“Khâu quan trọng để giải quyết vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, cần sự đồng thuận tuyệt đối giữa lãnh đạo các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện mọi cam kết của chuỗi liên kết”, ông Trường cho biết.

(Theo vtc )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • NHNN sẽ tiếp tục "cầm cương" tỉ giá
  • Phó Chủ tịch WB James Adams: Các ngân hàng ở châu Á sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng
  • Nhiều giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Đánh giá của Ngân hàng thế giới: Năm 2009, Việt Nam sẽ phục hồi kinh tế
  • Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng
  • Dùng tài chính đỡ cà phê
  • IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!