Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc tìm cách thoát khỏi "cái bẫy" đồng USD

 Theo mạng FT.com, việc Trung Quốc đang bị kẹt trong "cái bẫy" USD buộc họ phải tiến hành nỗ lực "quốc tế hóa" đồng nhân dân tệ và thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền này ở bên ngoài Trung Quốc.


Những lo ngại về giá trị cổ phiếu bằng USD khổng lồ đang nắm giữ là nguyên nhân khiến Trung Quốc phải hành động như vậy.

Việc Trung Quốc lo ngại đồng USD bị mất giá không có gì ngạc nhiên vì dự trữ của họ nhiều nhất thế giới với con số kỷ lục 2.130 tỷ USD trong quý II/2009 và theo các nhà phân tích, 60%-70% số đó là bằng USD. 

Rõ ràng sự suy yếu của đồng USD (trong tuần qua đã giảm xuống mức thấp nhất so với 6 đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ quốc tế) không phải là mong muốn của Trung Quốc. 

Qu Hongbin, nhà kinh tế Trung Quốc chủ chốt tại HSBC, nói rằng điều này khiến cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải nghĩ lại nguồn gốc của "cái bẫy" USD mà họ đang bị kẹt trong đó. 

Ông nói: "Ngày càng có sự nhất trí ở Bắc Kinh cho rằng một trong những lý do cơ bản mà nước này đang bị kẹt vào "cái bẫy" này là đồng tiền của họ vẫn chưa phải là một đồng tiền quốc tế."

Điều này có nghĩa là xuất, nhập khẩu của Trung Quốc phải dựa vào đồng USD để thanh toán hơn 70% trong tổng kim ngạch thương mại hàng năm 2.600 tỷ USD của họ. 

Theo ông Qu, "để tìm một giải pháp cuối cùng, ngoài việc từ từ nới lỏng kiểm soát các luồng vốn chảy ra, Bắc Kinh thừa nhận rằng đã đến lúc đẩy mạnh việc phải quốc tế hóa đồng nhân dân tệ."

GDP của Trung Quốc vượt quá 4.300 tỷ USD hồi năm ngoái và dự tính sẽ lên tới 4.700 tỷ USD trong năm nay. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010. 

Theo HSBC, năm ngoái Trung Quốc đã là nước có khối lượng thương mại lớn thứ ba thế giới và có thể vượt Đức để chiếm vị trí thương mại lớn thứ hai thế giới vào cuối năm nay. 

Để bắt đầu quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã tiến hành một kế hoạch đầy tham vọng tăng cường vai trò của đồng nhân dân tệ trong thương mại và tài chính quốc tế và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Trước hết, để cung cấp vốn mở đầu cho các đối tác thương mại, năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương) đã ký các hiệp định trao đổi tiền tệ song phương trị giá 650 tỷ nhân dân tệ với 6 ngân hàng trung ương của Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia, Indonesia, Belarus và Argentina. 

HSBC cho biết Trung Quốc hiện đang đàm phán với các ngân hàng trung ương khác và có thể mở rộng sang tất cả các nước châu Á, kể cả Nhật Bản. 

Tiếp đó, họ có thể mở rộng sang các nước thị trường đang nổi lên khác, trong đó có Trung Đông và Mỹ Latinh, những nước cần nhân dân tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Ông Qu cho rằng quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ có thể nhanh hơn so với nhiều người dự tính, có thể hơn 1/2 tổng kim ngạch buôn bán của Trung Quốc, trước tiên là buôn bán song phương với các nước thị trường đang nổi, có thể được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ trong 3 đến 5 năm tới. 

Ông Qu nói: "Điều này có nghĩa là gần 2.000 tỷ USD giá trị thương mại của Trung Quốc với các nước sẽ được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, làm cho nó trở thành một trong 3 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thương mại toàn cầu." 

Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc không thể giải quyết sự phụ thuộc vào đồng USD một cách quá nhanh. 

Ông Marc Chandler tại Brown Brothers Hariman mô tả những nỗ lực của Trung Quốc cho tới nay chỉ ví như một "giọt nước trong chậu" so với khối lượng thương mại khổng lồ của họ./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách tiền tệ thời hậu suy giảm kinh tế
  • Vốn Việt kiều vẫn chờ được “đổ bộ”
  • 5 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã giải ngân?
  • “Hậu” cấp bù lãi suất
  • Chính sách tiền tệ với nền kinh tế VN sau suy giảm
  • 4 điều đáng quan tâm về phát hành và giải ngân vốn trái phiếu
  • Môi trường đầu tư miền Trung: Tinh thần tự giác còn kém
  • Giải pháp hay cũng nên có điểm dừng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!