Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn cần dè chừng cơn sốt tỷ gi

Thời gian vừa qua, tỷ giá hối đoái có diễn biến khá tích cực do VND khan hiếm và tăng giá dưới áp lực của chính sách thắt chặt tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua ròng một lượng ngoại tệ khoảng 800 - 900 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái giảm còn do lượng cung ngoại tệ ảo gia tăng.

Lượng cung ảo này có từ nguồn tín dụng ngoại tệ và các DN vay của ngân hàng để nhập khẩu hoặc để bán ra thị trường để lấy VND. Trên thực tế, tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ tính đến ngày 10/6/2011 so với cuối năm ngoái đạt trên 22%, trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng khoảng 2,7%.

Điều này cũng giải thích vì sao nhập siêu 5 tháng đầu năm đang gia tăng và đạt mức 6,6 tỷ USD, bằng 19,6% kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó, lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế giảm mạnh từ xấp xỉ 3 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2010 xuống còn 750 triệu USD 6 tháng đầu năm 2011 chủ yếu do nhập lậu vàng giảm (giá vàng thế giới cao hơn giá vàng Việt Nam tính theo tỷ giá thời điểm). Vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế 2 quý đầu năm 2011 đã thặng dư trở lại. Hay nói cách khác, áp lực của cán cân thanh toán quốc tế đối với tỷ giá hối đoái giảm mạnh, bất chấp thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng lên.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, diễn biến trên thị trường ngoại tệ đã trở nên phức tạp hơn. Mặc dù tỷ giá chính thức thấp, nhưng tỷ giá thực mua và thực bán tại các NHTM ở mức kịch trần, cao nhất trong gần hai tháng qua. Cụ thể, cuối tuần trước, giá USD bán ra của Vietcombank là 20.800 VND/USD, mức cao nhất kể từ ngày 22/4/2011 (thời điểm bắt đầu có sự sụt giảm mạnh); mức giá mua vào cũng đã lên tới 20.700 VND/USD.

Tại các NHTM khác, giá USD mua vào - bán ra phổ biến là 20.700 - 20.800 VND/USD. Đây cũng là lần đầu tiên sau khoảng một tháng qua, tỷ giá của các NHTM cao hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do NHNN công bố tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND/USD; tỷ giá của Sở giao dịch NHNN cũng đứng yên ở 20.600 VND/USD mua vào và 20.824 VND/USD giá bán ra. Tỷ giá chỉ giảm trở lại vào ngày hôm qua (21/6).

Một số chuyên gia ngân hàng nhận định, việc biến động của giá ngoại tệ trong vài ngày qua chỉ là diễn biến thông thường trên thị trường, không đủ cơ sở để lo ngại. Nhưng trên thực tế, DN và các nhà hoạch định chính sách có lý do để thận trọng với nguy cơ tỷ giá hối đoái có thể tăng lên vào cuối năm 2011.

Thứ nhất, thâm hụt cán cân vãng lai có dấu hiệu gia tăng do thâm hụt thương mại tăng và kiều hối giảm. Cụ thể, cán cân vãng lai trong quý II/2010 dương 79 triệu USD so với thâm hụt cán cân vãng lai của quý II/2011 dự kiến xấp xỉ 1,8 tỷ USD; thâm hụt thương mại quý II/2010 xấp xỉ 900 triệu USD so với quý II/2011 dự kiến khoảng 1,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, lượng kiều hối quý II/2010 đạt trên 2 tỷ USD, trong khi lượng kiều hối quý II/2011 ước tính khoảng 1,9 tỷ USD.

Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu sụt giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm ngoái. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 3,4 tỷ USD, trong khi 6 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 3,3 tỷ USD. Mặt khác, đầu tư gián tiếp giảm rất mạnh. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2010, vốn đầu tư gián tiếp đạt khoảng 1,8 tỷ USD, trong khi 6 tháng đầu năm nay chỉ khoảng 350 triệu USD. Thậm chí, trong 4 tuần gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng khoảng 370 tỷ đồng trên TTCK tập trung.

Thứ ba, lượng cung ngoại tệ ảo 6 tháng đầu năm có thể trở thành cầu thực 6 tháng cuối năm, khi các DN bắt đầu mua ngoại tệ trả nợ ngân hàng. Đồng thời, tỷ giá hối đoái giảm cũng có thể làm cho tốc độ tăng xuất khẩu giảm vào những tháng cuối năm dẫn đến khả năng nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu có thể giảm mạnh.

Thứ tư, tỷ lệ lạm phát 6 tháng cuối năm dự kiến giảm mạnh đồng nghĩa với việc lãi suất VND cũng sẽ giảm, tức là VND giảm giá. Đây là nguyên nhân chủ chốt khiến cho tỷ giá hối đoái có thể biến động trở lại vào các tháng cuối năm.

Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định tỷ giá Việt Nam sẽ thay đổi cuối vào năm nay. Mới đây nhất, ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, tỷ giá cóthể chạm mức 22.000 VND/USD trong năm 2012, bởi niềm tin của nhà đầu tư vào giá trị của VND vẫn thấp.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cổ đông “hai vai”
  • Nhu cầu vốn ngoại tệ vẫn cao
  • Không phải cứ cho vay bất động sản là siết!
  • Tín dụng tăng trưởng chậm
  • Tác động hai mặt khi tỷ giá USD giảm
  • Đã có cơ sở để hạ lãi suất tiền đồng?
  • Chính sách thắt chặt tiền tệ: Sức ép giảm
  • Tỷ giá đang theo chiều hướng tích cực?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!