Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách thắt chặt tiền tệ: Sức ép giảm

Dấu hiệu lạm phát có khả năng hạ nhiệt trong tháng 6 cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường ngoại hối ổn định, mặt bằng lãi suất (LS) giảm nhẹ sẽ là cơ sở quan trọng để giảm dần sức ép của chính sách tiền tệ thắt chặt; dù rằng việc nới lỏng ở thời điểm này vẫn là không nên như nhiều nhận định.

Cơ hội từ lãi suất


Liên tiếp nhiều tuần qua, LS có xu hướng giảm nhiệt rõ rệt thể hiện qua các diễn biến tích cực trên kênh buôn vốn giữa các NH với nhau. Ít nhất trong hai tuần gần đây, LS trên thị trường liên NH dù vẫn có biến động song hầu như vẫn giữ được ổn định ở mức thấp ở tất cả các kỳ hạn và thấp hơn nhiều so với mặt bằng LS huy động từ dân cư. Khác với nhiều thời điểm trong tháng 4 và tháng 5.2011, khi nhiều NH phải vay mượn qua đêm với LS lên đến hơn 20%/năm, những khoản vay qua đêm hiện được giao dịch với LS quanh mốc 13%/năm.

Diễn biến này cho thấy tình hình thanh khoản của các NH đang được cải thiện tích cực, đồng thời cũng tạo hiệu ứng tâm lý ổn định LS trên thị trường. Các phản ánh gần đây cũng cho thấy, LS tiết kiệm thực trả trong các NH những ngày qua lùi xuống còn 17-18%/năm, thay vì các mức cao ngất ngưởng 19-20% như trước đây.

Dĩ nhiên LS chỉ thực sự có bước giảm đáng kể khi có các tín hiệu rõ ràng về giảm lạm phát. Việc tốc độ tăng chỉ số chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 có thể sẽ thấp hơn tháng 5.2011 vẫn chỉ dừng ở dự báo dù rằng nếu dự báo này là đúng, kỳ vọng giảm LS cho vay trên thị trường sẽ có thêm cơ sở vững chắc. Dưới góc độ tín dụng, đến thời điểm hiện nay có không ít NH có tăng trưởng tín dụng gần hết chỉ tiêu dành cho cả năm (20%).

Số NH này theo đó sẽ phải cơ cấu lại hoặc thu nợ về mới có thể cho vay tiếp. Chưa kể nhiều NH hiện vẫn có tỉ trọng cho vay phi sản xuất cao trên 22%, dù thời hạn cuối cùng để đưa về mốc này chỉ còn đúng 10 ngày (30.6). Ở các NH còn rộng room tín dụng, việc giảm tỉ trọng cho vay phi sản xuất sẽ được thực hiện song hành với việc đẩy mạnh cho vay vào khu vực sản xuất kinh doanh, nhằm cân đối hài hòa tỉ trọng cho vay theo như yêu cầu của NHNN. Sự chênh lệch LS giữa các nhóm vay theo đó sẽ càng rõ rệt hơn nhằm nắn dòng tín dụng vào nhóm khách hàng ưu tiên.

Chưa thể nới lỏng

Dẫu vậy, nhiều tổ chức đầu tư cho rằng, các tín hiệu tích cực về LS và thanh khoản bước đầu cho thấy sức ép từ chính sách tiền tệ thắt chặt đang dần được giảm bớt. Khẳng định sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ, song Thống đốc Nguyễn Văn Giàu - trong buổi làm việc với các NHTM mới đây -khẳng định, NHNN sẽ căn cứ theo các chỉ tiêu công bố như GDP, lạm phát để điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng có linh hoạt. Các NH thương mại sẽ phải tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng LS song mặt khác, NHNN sẽ thông qua các công cụ của mình để hỗ trợ thanh khoản cho các NH.

Trong thông tin được NHNN phát đi cuối tuần qua, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Nguyễn Ngọc Bảo cho hay, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho những NH nhỏ trong quý III/2011, giữ vững ổn định thị trường liên NH và góp phần ổn định LS tiết kiệm và cho vay. Mặt bằng LS huy động sẽ tiếp tục được giữ ở mức 14%/năm đối với VND, và 0,5-2%/năm đối với USD. Cơ quan này theo đó sẽ xem xét khả năng công bố minh bạch thông tin của các TCTD cho người dân lựa chọn NH gửi tiền. Qua đó hạn chế tình trạng cạnh tranh huy động vốn bằng LS.

Trong bài viết vừa được NHNN phát đi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý TƯ – TS Võ Trí Thành cho rằng, nhìn trên tổng thể, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn lớn với các thông tin về thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát, nhập siêu và bong bóng BĐS. Chưa kể còn có những rủi ro về thanh khoản, về nợ xấu đối với các DN và hệ thống NH. Do đó, dù nhìn nhận tình hình kinh tế trong vài ba tháng tới sẽ rất khó khăn và một bộ phận DN có thể bị đình đốn hay phá sản, TS Võ Trí Thành cho rằng, không thể vì thế mà sớm nới lỏng chính sách.

“Một sự điều chỉnh chính sách theo hướng “nới lỏng” chỉ nên được xem xét tới khi kinh tế vĩ mô thể hiện rõ xu hướng bình ổn trở lại, ít nhất cũng phải mất thêm một quý nữa” – TS Võ Trí Thành viết.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỷ giá đang theo chiều hướng tích cực?
  • Sino- Forest trả giá đắt cho sự thiếu minh bạch
  • Thừa... dự án dẫn đến lãng phí
  • Chứng khoán Trung Quốc có tác động đến Việt Nam?
  • Tiềm ẩn áp lực tăng tỷ giá cuối năm
  • Niêm yết mua bán bằng USD đã giảm
  • Đầu tư đất dịch vụ: Canh bạc với rủi ro!
  • Tỷ giá lao dốc, có hẳn là dấu hiệu tốt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!