Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quan trọng là sử dụng ODA hiệu quả

Khi các con số về nợ công được công bố mới đây, mà theo dự báo, thì đến năm 2011, có thể lên tới 60% GDP, các vấn đề liên quan đến vay và sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) lại được đề cập.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi ODA, vốn vay cũng như vốn viện trợ, không phải là "thứ cho không". Nếu không được sử dụng hiệu quả, gánh nặng nợ sẽ càng nặng thêm.

Thực tế cho thấy, vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển, một cách làm quen thuộc trên thế giới. Bản chất nợ không phải là xấu. Gần như tất cả các nước muốn phát triển nhanh đều phải đi vay. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là sử dụng và trả nợ các khoản vay đó như thế nào. Dù vốn vay lớn, khiến nợ công tăng cao, nhưng nếu sử dụng hiệu quả, thì không hẳn là điều đáng lo.

Ở đây, có lẽ cần nhắc tới khái niệm hiệu quả trong sử dụng vốn vay ODA. Hoàn toàn xác đáng khi bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, vấn đề không chỉ là giải ngân bao nhiêu, mà là làm sao để đồng vốn đó mang lại hiệu quả cao. Và cũng rất chính xác khi ông Marcus Cox, Trưởng đoàn đánh giá độc lập Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ, khẳng định, quan trọng là hiệu quả của khoản viện trợ đó đối với quá trình phát triển của Việt Nam thế nào, chứ không phải là hiệu quả của bản thân việc cung cấp viện trợ.

Một điều luôn được khẳng định là, nguồn vốn ODA đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm 12 - 13% tổng vốn đầu tư từ ngân sách trong 5 năm qua. Quan trọng hơn, vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của khu vực tư nhân, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân...

Việt Nam đã sử dụng khá tốt vốn ODA cho quá trình phát triển của mình. Dự thảo Báo cáo đánh giá đợt 2 tình hình thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ, mà ông Marcus Cox vừa đưa ra lấy ý kiến các nhà tài trợ vào cuối tuần qua cho thấy, Việt Nam đã thể hiện vai trò làm chủ của bên nhận viện trợ, đã tận dụng tốt nguồn vốn ODA và luôn có một “hồ sơ” tốt. Nhờ đó, nhiều nhà tài trợ đã tin tưởng chuyển sang hình thức hỗ trợ ngân sách. Cũng vì thế, Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước nhận ODA lớn nhất thế giới...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA mặc dù đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn chưa được như mong muốn. Đây là một thách thức khá quan trọng mà Việt Nam cần phải vượt qua. Hơn thế, để ODA đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đã đến lúc, cần quan tâm nhiều hơn tới các khoản viện trợ theo chương trình, chứ không phải theo dự án và thực hiện một cách một cách manh mún, thiếu chiến lược như trước đây. Một chương trình viện trợ tổng thể, có tầm nhìn xa rõ ràng bao giờ cũng mang lại hiệu ứng tích cực hơn, trên diện rộng hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều này cũng đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một chiến lược tổng thể thu hút vốn ODA, làm sao để nguồn vốn này hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cũng như Chiến lược phát triển 10 năm tới.

Trên một khía cạnh khác, cũng cần quan tâm tới một số quan điểm gần đây cho rằng, đã đến lúc, Việt Nam nên rút khỏi “bầu sữa” ODA. Có nên hay không? Có thể lấy câu trả lời mà ông Marcus đưa ra để có một câu trả lời chung. Đó là, dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng đừng nghĩ đến việc rút viện trợ quá sớm, mà nên đưa ra những cách thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn này trong bối cảnh mới.

Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, thì các ưu đãi của nguồn vốn ODA không còn như trước. Vì thế, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, việc tiếp tục huy động vốn ODA vẫn rất cần thiết, nhưng cần phải cân nhắc để nguồn vốn quý giá này được sử dụng hiệu quả nhất.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xuất hiện dự án giảm vốn
  • Đồng thuận cũng phải chờ lạm phát!
  • Cảnh báo hiện tượng lừa đảo mua bán bất động sản
  • Những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Hà Nội "nóng"
  • Chiến tranh tiền tệ - cái giá của Tăng trưởng GDP cao
  • Gian nan cuộc “giải cứu” Dự án 16 cầu: Cái giá từ “bẫy” thầu giá thấp
  • Các dự án sân golf tại Bình Thuận: "Đắp chiếu" và chờ làm biệt thự
  • Gỡ nút thắt trong thu hút FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!