Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao thị trường tín dụng đen có đất sống?

Một bên là người gửi tiền không am hiểu quan hệ tín dụng, không hiểu hoạt động của ngành ngân hàng, lại được khuyến khích bởi lợi ích trước mắt, lãi suất cao và một bên là nhu cầu vốn lớn nên hình thành thị trường vốn “chợ đen” rất nguy hiểm.
 
Đó cũng là ý kiến của ông Lê Xuân Nghĩa, khi trao đổi với PV về tình trạng vỡ nợ liên tiếp xảy ra gần đây.

Theo ông Nghĩa, việc liên tiếp xảy ra vỡ nợ với con số hàng trăm tỷ đồng vì vài năm gần đây các doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Gần đây, không chỉ doanh nghiệp bất động sản, mà cả doanh nghiệp sản xuất bình thường, thậm chí ngành dệt may cũng vay tiền “chợ đen” để trả lương cho công nhân vì họ không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Muốn tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng phải có tài sản đảm bảo, trong khi phần lớn tài sản đó không còn, họ đành huy động vốn “chợ đen” trả lương cho công nhân, điều đó chứng tỏ sản xuất kinh doanh đang bị đình trệ ghê gớm.

“Theo tôi, việc liên tiếp xảy ra vỡ nợ xuất hiện một mặt từ việc khan hiếm vốn của ngân hàng, mặt khác là lãi suất quá cao và nhu cầu vốn từ những lĩnh vực kinh doanh thông thường đã “khuyến khích” thị trường vốn tín dụng “đen” phát triển. Thêm vào đó, một bên là người gửi tiền không am hiểu quan hệ tín dụng, không am hiểu hoạt động của ngành ngân hàng, lại được khuyến khích bởi lợi ích trước mắt, lãi suất cao và một bên là nhu cầu vốn lớn nên hình thành thị trường vốn “chợ đen” rất nguy hiểm”, ông Nghĩa nhận định.

Trả lời câu hỏi, vì sao các vụ vỡ tín dụng đen lại cùng xuất hiện trong thời điểm này, mà không phải trước đó? Ông Nghĩa cho rằng, thật ra, bắt đầu từ nằm 2011, việc thắt chặt tín dụng mới quyết liệt và kéo dài. Hơn nữa, các nguồn lực tự có của các doanh nghiệp cũng cạn kiệt dần so với những năm 2008, 2009 nên việc vỡ nợ tín dụng “đen” bùng nổ vào thời điểm này là đương nhiên.

Cũng theo ông Nghĩa, các vụ vỡ nợ vừa qua chứng tỏ vốn trong dân vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn này lại không được gửi ngân hàng, tín dụng hoặc đầu tư vào những kênh khác mà độ rủi ro thấp hơn. Đó được coi là một trong những nhược điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam, họ không tiếp cận được nguồn tiền để dành trong dân. Hiện, tỷ lệ dân chúng để dành tiền vào ngân hàng rất thấp so với thế giới. Ở các nước, tỷ lệ này có thể lên tới 80 - 90%, trong khi ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 40%. Đây cũng là nhiệm vụ để ngành ngân hàng trong việc quảng bá, tạo ra một kênh huy động vốn rộng rãi hơn, dễ dàng hơn cho dân chúng, kể cả khi gửi và khi rút với mức lãi suất hợp lý.

Việc để xảy ra các vụ vỡ nợ như vậy, ngoài sự nhẹ dạ cả tin của người cho vay, theo ông Nghĩa còn một nguyên nhân khác: đó là lỗi rất lớn của hệ thống. “Cái này được Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JAICA) khảo sát từ lâu và khẳng định tỷ lệ để dành vào ngân hàng của dân cư Việt Nam rất thấp so với nhiều nước, tỷ lệ dân chúng có tài khoản mở tại ngân hàng cũng thấp. Ở các nước, dường như ai cũng có tài khoản ngân hàng, do vậy, tiền nhàn rỗi đều nằm ở ngân hàng. Ở nước ta thì phần lớn dân chúng có thu nhập thấp, thậm chí cả những công chức, viên chức mấy ai có tài khoản tại ngân hàng, chỉ có tài khoản để nhận lương hàng tháng và khi có lương cũng đều rút hết”, ông Nghĩa nói.
 
 
- Có người phỏng đoán số vàng và USD trong dân là rất lớn (500 tấn vàng và hàng trăm tỷ USD). Theo ông, cần làm gì để nhà nước thu hút được nguồn nội lực này để phát triển?


Điều đó phụ thuộc hai vấn đề. Thứ nhất, về phía dân chúng, một mặt là do lòng tin vào hệ thống tiền đồng Việt Nam và vào hệ thống ngân hàng nói riêng rất yếu, họ không tin rằng tiền gửi vào ngân hàng sẽ hiệu quả và chắc chắn. Cộng với chuyện hệ thống buôn bán, đầu cơ, kinh tế “ngầm” rất mạnh đã tạo ra những rủi ro về tiền gửi rất lớn. Thứ hai là sự phát triển của hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế. Tức là chi nhánh ngân hàng chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, trong khi vàng và tiền mặt có khá nhiều ở nông thôn. Bên cạnh đó, thủ tục gửi, vay và thanh toán còn phức tạp. Đó là khiếm khuyết của ngành ngân hàng, nhưng đó cũng là tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Phải làm cho người dân hiểu rằng gửi tiền vào ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả nhất, thủ tục thanh toán rất dễ dàng.

 

 

Theo Báo Đất Việt

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đổ vỡ tín dụng và bất ổn thị trường tài chính
  • Việt Nam: Nguy cơ tấn công tiền tệ qua thị trường vàng
  • Đổ vỡ tín dụng cá nhân: Khởi đầu hay kết thúc?
  • Đầu tư thời khủng hoảng: Chạy trời không khỏi nắng
  • Đổ vỡ tín dụng cá nhân: Khởi đầu hay kết thúc?
  • Sáp nhập - hợp nhất: Liệu pháp cho ổn định?
  • Kênh đầu tư vàng có rơi vào suy thoái?
  • Lãi suất liên NH tăng nóng: Bình thường trong bất thường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!