Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn đầu tư từ Việt Nam vào Campuchia đang tăng mạnh

picture
Họp báo giới thiệu Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia - Ảnh: Anh Quân.

Viettel khởi động dự án viễn thông với số vốn đầu tư chưa đến 20 triệu USD, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp này đã chiếm lĩnh vị trí hàng đầu tại thị trường viễn thông di động Campuchia, giá trị doanh nghiệp tăng lên đến 200 triệu USD.

Cũng chỉ trong nửa cuối năm 2009, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam BIDV đã phát triển 4 lĩnh vực đầu tư vào dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm trên đất bạn. Riêng Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai, các dự án trồng và chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp của doanh nghiệp này gần như đã "bám rễ" vào địa bàn Campuchia.

Để thúc đẩy hoạt động đầu tư sang Campuchia của các doanh nghiệp Việt Nam, sáng 21/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 26/12 tới đây tại Tp.HCM.

Theo Thứ trưởng Bộ này, ông Đặng Huy Đông, Campuchia là quốc gia gần gũi với Việt Nam cả về vị trí địa lý, văn hóa và thói quen tiêu dùng. Cho nên, có khá nhiều lĩnh vực được cho là cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước như nông - lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch...

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến nay Việt Nam có 63 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 900 triệu USD, quy mô trung bình đạt 14,2 triệu USD/dự án. Campuchia hiện đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam (tổng cộng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính đến nay đạt khoảng 7 tỷ USD).

Theo ông Bùi Quốc Chung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khả năng hấp thụ vốn đầu tư của Campuchia rất lớn. Trong các năm từ 2007 đến nay, vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đổ vào thị trường này có xu hướng tăng mạnh, đáng chú ý là một số dự án lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, viễn thông, khai thác khoáng sản, trồng và chế biến mía đường, cao su…

Việc BIDV thành lập ngân hàng tại Campuchia, theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã tạo cơ hội  cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để phát triển kinh doanh tại thị trường nước bạn. Những cơ chế, chính sách mới cũng đang góp sức "dẫn đường" cho luồng vốn của doanh nghiệp Việt Nam đổ vào thị trường này.

Tầm chiến lược của định hướng đầu tư vào Campuchia được khẳng định tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia, với quy mô cấp quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunxen đồng chủ trì.

Tại Hội nghị này, các vấn đề được thảo luận bao gồm cơ chế, chính sách mới nhất trong thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài, cũng như các cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Việt Nam; cơ chế, chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia…

Trong khuôn khổ Hội nghị còn có một số hoạt động khác như trao giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài; lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư; ra mắt hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia; và khai trương chi nhánh các doanh nghiệp Campuchia tại Tp.HCM.

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thu hút vốn FDI vào VN: Định hướng chọn lọc!
  • Sân chơi tài chính sẽ có trọng tài
  • Tìm vốn phát triển doanh nghiệp trong năm 2010
  • Nhận diện các yếu tố tác động CPI
  • Lợi nhuận ngân hàng: Chờ bứt phá 2010
  • Đất lành cho doanh nghiệp bảo hiểm ngoại
  • Nền móng mới của thị trường bất động sản
  • Đầu tư nước ngoài năm 2010: Chú trọng giải ngân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!