Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý “kỹ thuật” thế nào?

Theo khẳng định của đại diện lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng VN (VNBA), nội dung công văn 120/HHNH chỉ kiến nghị những vướng mắc hoàn toàn mang tính kỹ thuật nếu thực hiện thông tư 13/2010/TT-NHNN. Những hiểu sai đã kết thúc, vấn đề là NHNN sẽ tiếp nhận và xử lý các đề xuất đó thế nào.

Việc phản hồi chính sách luôn diễn ra đối với hầu hết các quyết định của các cơ quan quản lý dù ở quốc gia nào. Các TCTD kiến nghị chính sách (trong đó có TT 13)  đối với NHNN cũng là bình thường. Tuy nhiên hầu như từ trước đến nay, những kiến nghị chính thức của các TCTD thường theo con đường công văn nội bộ, hiếm khi đăng công khai trên các trang website, ấn phẩm phát rộng rãi. Việc VNBA đưa toàn bộ nội dung công văn 120/HHNH lên trang web lần này là một sự lạ. Nhưng thực ra công văn 120/HHNH đề ngày 30.7.2010 thì đến gần 6.8.2010 thông tin mới được đưa lên mạng.

Góp ý có muộn?

Một câu hỏi được đặt ra là có hay không việc tham gia, góp ý của các các TCTD và đơn vị chức năng khác của NHNN khi dự thảo TT 13? Về vấn đề này thì ngay trong công văn số 120 của VNBA cũng nói “trước khi ban hành thông tư kể trên, cơ quan soạn thảo đã có thời gian nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về những vấn đề liên quan, có lấy ý kiến các NHTM, công ty tài chính... Chúng tôi cho rằng đó là một quy trình làm việc tương đối thận trọng trước khi đưa ra các quyết định mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị các hoạt động NHTM, công ty tài chính, thực hiện từng bước các kiến nghị của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế”.

Tuy nhiên thông tư 13 đã được ban hành từ tháng 5, vậy tại sao các ý kiến góp ý này lại được đưa ra trễ đến hơn 2 tháng? Điều này nảy sinh hai luồng ý kiến. Thứ nhất, có thể tại một số cuộc họp với NHNN trước khi thông tư 13 ban hành, các NHTM đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, nhưng khi công bố thông tư 13 thì phần lớn các đóng góp lại không được sử dụng.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng khi NHNN gửi dự thảo (đăng cả dự thảo trên website NHNN) đề nghị góp ý, chỉnh sửa cho phù hợp thì nhiều NHTM không quan tâm, không xem khả năng thực hiện của mình nên mới có tình trạng hơn 2 tháng sau khi thông tư 13 được ban hành mới lên tiếng. Ngay cả VNBA cũng vậy, nếu toàn bộ nội dung công văn 120/HHNH (rất cụ thể trong 9 trang văn bản) được gửi cho NHNN khi TT 13 đang trong quá trình xin ý kiến để hoàn chỉnh thì kịp thời hơn.

Xử lý thế nào?

Trước hết khẳng định các tổ chức tín dụng phải duy trì các tỉ lệ bảo đảm an toàn theo luật định và theo thông lệ quốc tế. Bản thân VNBA cũng thừa nhận: "Nhìn chung các quy định đề cập đến trong TT 13 là hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cao cho hoạt động kinh doanh và an toàn hệ thống ngân hàng, là điều kiện để hệ thống ngân hàng Việt Nam nhanh chóng hội nhập với bên ngoài". Ở đây có hai vấn đề đặt ra: (i) Bản thân các TCTD phải xác định phải hướng tới thông lệ quốc tế, không nên vì chỉ vì lợi ích vi mô ngắn hạn để gây áp lực với các cơ quan quản lý.

Ví dụ, những kiến nghị có liên quan đến tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tỉ lệ trích lập và duy trì dự phòng chung (0,75%). (ii) NHNN cũng nên nhìn nhận lại bối cảnh của kinh tế và hoạt động ngân hàng vào thời điểm TT 13 chuẩn bị có hiệu lực thi hành để xem xét một số kiến nghị của các TCTD như: Một số tỉ lệ về cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, mức điều chỉnh tăng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu xem có cần thiết hay không nếu như các TCTD đã đảm bảo các tỉ lệ bảo đảm an toàn cơ bản khác.

Việc có những ý kiến khác nhau về một chính sách cụ thể nào đó cũng là điều bình thường. Các TCTD có những kiến nghị đối với một số điểm trong TT 13  có lẽ nên hiểu cho đúng chỉ là những vướng mắc kỹ thuật. Tuy nhiên dù sao đó cũng là những vướng mắc thực tế của họ. Việc sử dụng các công cụ điều tiết nên hết sức chú ý đến mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao, chi phí thấp, đồng thời lường trước các phản ứng, tác động.

Theo thông tin từ một số báo (ngày 14.8), khi được hỏi: NHNN xử lý thế nào nếu  không cho phép đưa tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức vào kinh doanh khiến NHTM hụt hẫng vì không cân đối được nguồn? Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết có hai hướng: Nếu NHNN còn chỉ tiêu tiền cung ứng tiền thì hỗ trợ các NHTM/ hoặc cho họ lộ trình để loại bỏ khoản mục này khỏi nguồn vốn kinh doanh.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nóng chuyện “bốc thăm quyền mua nhà” tại ParkCity
  • Có nên cấm kinh doanh vàng trên tài khoản?
  • Cà thẻ được tiền
  • Thông tư 13: "Giọt nước làm tràn ly chứng khoán"
  • Khổ vì những dự án… xuyên thế kỷ
  • Bài học về việc hội nhập thị trường bảo hiểm Lào
  • Ngân hàng loay hoay giải bài toán "cây gậy" 13
  • Vì sao các nhà thầu chưa mặn mà?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!