Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 19/3/2010

Vàng tiếp tục được hỗ trợ tốt bởi những lo lắng về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp. Dầu thô giảm trở lại trước áp lực chốt lời, đóng cửa hạ module_ussslot1_48_2_5_data.73, xuống còn $82.30/thùng.

Đồng USDtrong phiên giao dịch New York hôm qua lại tiếp tục khẳng định sức mạnh của mình mặc dù sau thông tin về việc Fed giữ nguyên lãi suất có ảnh hưởng nhất thời. Trong khi đó, các báo cáo kinh tế Mỹ cho thấy tình hình lạm phát nước này vẫn còn ôn hòa, trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm và chỉ số sản xuất bang Philadelphia tăng lên. Những thông tin tích cực này càng hỗ trợ thêm cho đồng USD không chỉ tăng so với EUR mà còn tăng với các đồng tiền chính khác trong số 16 đồng tiền đối tác thương mại. Chốt phiên giao dịch phố Wall, chỉ số Dow Jones tăng 45 điểm, đạt mức 10779, S&P hạ 1 điểm, ở mức 1165 và Nasdaq tiến thêm 2 điểm, dừng lại ở con số 2391.

Các chuyên gia dự đoán tăng nhẹ hoặc side way sẽ là xu hướng chính của đồng USD trong ngày hôm nay, ngoại trừ những biến động bất thường của thị trường tài chính.

Đồng Eurochịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những bình luận của quan chức Hy Lạp vào đầu phiên châu Âu. Hôm qua, Thủ tướng Hy Lạp là George Papandreou cho biết có thể ông sẽ quay sang cầu viện IMF giúp đất nước này vượt qua khủng hoảng nợ quốc gia, nếu như các nhà lãnh đạo EU không sớm đồng ý thiết lập những phương tiện cho vay tại cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 25-26/03 sắp tới. Lựa chọn IMF cũng đã được chủ tịch ECB là Jean-Claude Trichet và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bóng gió nói đến trước đây, những người cho rằng tự bản thân EU không thể giải quyết được khủng hoảng. 

Cặp EUR/USD đã giảm một mạch từ mức cao 1.3740 về tận mức thấp nhất trong ngày là 1.3585, mặc dù sau đó đã bật lên lại nhưng cặp tỷ giá này vẫn ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 6 tuần qua. Việc thủ tướng Hy Lạp cho biết sẽ cầu viện đến IMF nếu EU không sớm có những biện pháp hỗ trợ tài chính cụ thể và rõ ràng đã khiến giới đầu tư đồng loạt bán tháo đồng EUR và nhảy vào đồng USD. Ngày hôm nay, PPI của Đức và phát biểu của chủ tịch ECB Trichet là những thông tin có sức tác động đến thị trường. Tuy nhiên, mọi sự tập trung lúc này sẽ vẫn nhìn vào Hy Lạp.

Đồng Yen Nhật:Lo ngại rủi ro đẩy cặp USD/JPY phá thủng ngưỡng 90Yen vào đầu phiên Âu trước khi lực mua vững chắc xuất hiện hỗ trợ cặp này tăng mạnh 100 pips, lên ngưỡng 90.80. EUR/JPY cũng suy yếu bởi những thông tin phát đi từ Hy Lạp, tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại giữ cho đà tăng của cặp này được duy trì và tiến gần tới những mức cao đã thiết lập. Phiên hôm qua, cặp USDJPY giao dịch ở mức thấp 89.74, mức cao 90.83 trước khi chốt phiên Mỹ là 90.50.

Đồng Bảng Anh
đón nhận nhiều báo cáo xáo trộn trong khi đồng USD mạnh lên buộc đồng Bảng phải từ bỏ những mức cao ấn định hôm thứ 4. Kết quả là, cặp này đã quay đầu trượt giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.52. Nợ công tăng lên 12.4 tỷ, so với dự đoán là 14.6. Đơn đặt hàng CBI tháng 2 giảm xuống ,ức -37, dự đoán là -33. Nhìn chung, cặp GBP/USD giao dịch ở mức thấp 1.5215, mức cao 1.5331 trước khi chốt phiên New York là 1.5250. Hôm nay hầu như không có bất kỳ thông tin nào từ Mỹ cũng như Anh ngoại trừ phát biểu của thành viên Tucker của MPC, nên khả năng cặp tiền tệ này không có nhiều biến động, và vẫn nằm trong kênh xu hướng giảm từ nhiều ngày qua.

Đồng dollar Úclình xình quanh mốc 0.9200 và lực mua cặp AUD/JPY đánh bại sức mạnh của đồng USD. Ngưỡng hỗ trợ 0.9180 vẫn được duy trì vững chắc trên kênh xu hướng xuống trong khi sự sụt giảm của đồng euro đẩy cặp EUR/AUD rơi xuống dưới vùng 1.4800. Tâm lý thị trường dành cho đồng AUD vẫn đang quyết định xu hướng tăng của đồng tiền này và một vài chuyên gia đang xem xét khả năng cặp USD/AUD tiếp cận mốc chính tiếp theo. Nhìn chung, cặp AUD/USD giao dịch ở mức thấp 0.9178, mức cao 0.9236 trước khi chốt phiên Mỹ là 0.9210.

Vàng và dầu:Vàng được hỗ trợ tốt từ những lo lắng về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp. Phiên hôm qua, kim loại quý giao dịch ở mức thấp USD$1117, mức cao USD$1130 trước khi chốt phiên New York là USD$1127/oz. Dầu thô giảm trở lại trước áp lực chốt lời, đóng cửa hạ module_ussslot1_48_2_5_data.73, xuống còn $82.30/thùng.

 

(giavang)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • EUR được ghi nhận tuần sụt giảm nặng nề nhất từ tháng 2
  • Vấn đề Hy Lạp tiếp tục hỗ trợ giá vàng
  • EUR có mức sụt giảm tồi tệ nhất trong 6 tuần qua do lo ngại về Hy Lạp
  • Đánh giá sức mạnh đồng USD trong ngày
  • Nhận định xu hướng cặp tỷ giá USD/JPY
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 18/3/2010
  • Đồng EUR có thể giảm do vấn đề Hy lạp chưa được giải quyết
  • USD/JPY trượt giảm trong phiên Châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!