Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vấn đề Hy Lạp tiếp tục hỗ trợ giá vàng

1. Có hay chăng FED quyết định tăng lãi suất chiết khấu?

Đồng USD vượt qua chướng ngại của quyết định giữ nguyên lãi suất FED những ngày qua và thực hiện một ngày tăng giá thành công trước hầu hết các đồng tiền chủ chốt vào ngày hôm qua. Quả thực, không phải luôn luôn là sự hỗ trợ của thông tin kinh tế, những đồn đoán mang tính tích cực cũng rất có giá trị cho sự tăng giá của một đồng tiền, ở đây là đồng USD khi có những dự báo về việc FED sẽ tăng lãi suất chiết khấu trong thời gian tới. Lãi suất chiết khấu, hay còn là chi phí cho các khoản vay của các ngân hàng thương mại với Cục dự trữ liên bang tăng thường đem đến hiệu ứng tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng thương mại Mỹ vay muợn lẫn nhau. Bất kỳ một tín hiệu nào về việc lãi suất tăng cũng tỏ ra nhạy cảm đối với thị trường bởi bên cạnh yếu tố an toàn thì trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục ổn định, việc chọn lựa đồng tiền để đầu tư phụ thuộc khá nhiều vào tỷ suất sinh lợi của đồng tiền đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của các quan chức FED, việc tăng lãi suất chiết khấu là cách thức mà Cục dự trữ liên bang bình thuờng hóa chính sách tiền tệ mà không gây tác động lớn đến các hộ gia đình. Và như vậy, lãi suất chiết khấu tăng cũng không đồng nghĩa là lãi suất đồng USD sẽ tăng, bởi FED đã nhiều lần khẳng định sẽ duy trì lãi suất USD thấp trong thời gian dài tới. Thêm vào đó, tin về chỉ số giá PPI và CPI đều cho thấy lạm phát trong nền kinh tế không cao thì cũng chưa có động lực thúc đẩy FED tăng lãi suất nhất là hiện nay, kích thích tăng trưởng, cải thiện thị trường lao động là những ưu tiên hàng đầu.

Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 đã không có sự thay đổi so với tháng 1/2010. Sự tăng giá của hàng thực phẩm đã được bù đắp bằng mức giảm giá của xăng nên tạo vị thế khá cân bằng. Nếu loại trừ hàng thực phẩm và năng lượng thì CPI cơ bản trong tháng 2 đã tăng 0,1%, tương đương với mức dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó. Cùng ngày, Bộ này cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/3/2010 đã giảm 5.000, xuống 457.000 người, từ mức 462.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 6/3/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,58 triệu.

Thông tin tích cực nhất đến với thị trường hôm qua có lẽ là sự tăng trưởng trong ngành chế tạo tại Bang Philadelphia khi chỉ số ngành chế tạo Philly Fed trong tháng 2 đã tăng từ mức 17.6 lên 19.8 điểm. Tuy nhiên mảng sáng trong ngành chế tạo cũng chưa thể thuyết phục về sự bình phục hoàn toàn của nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới này. Vì vậy, để thận trọng, các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế cần có nhiều “chứng cứ” hơn cho viễn cảnh sáng lạng của nền kinh tế.

Không có nhiều thông tin quan trọng công bố trong ngày. Dự báo thị trường ngoại hối ngày cuối tuần sẽ khá yên ắng..

2. Vấn đề Hy Lạp tiếp tục hỗ trợ giá vàng.

Vàng tăng giá nhẹ trong ngày hôm qua bởi được hậu thuẫn bởi vấn đề Hy Lạp, bất chấp việc đồng bạc xanh phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, việc chỉ số giá CPI của Mỹ tháng 2 không thay đổi so với kỳ trước cũng khiến khả năng lãi suất Mỹ sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp trong một thời gian dài nữa bởi vấn đề lạm phát không còn là một mối lo trước mắt và điều này hỗ trợ cho những kênh đầu tư hấp dẫn tăng điểm. Vàng đã trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế. Tính trong tuần này quý kim này đã tăng được 2.3 giá trị, so với năm ngoái, tính đến thời điểm này, giá vàng đã tăng được 27%.

“Vàng đã trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế thứ hai, hất cẳng đồng EUR và trở thành đối thủ nặng ký của đồng USD. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong một vài tháng tới và có thể trở thành xu thế trong tương lai.” (trích nhận định của Dennis Gartman- quản lý quỹ đầu tư Virginia)

Tuy vậy các chuyên gia cũng khẳng định, một khi vấn đề lạm phát không còn quá quan trọng đối với các nền kinh tế thì vàng cũng mất đi một trợ lực đắc thủ để tăng giá.

Hôm nay không có thông tin quan trọng nào được công bố. Vàng vẫn đang giằng co giữa các lực hỗ trợ và lực cản. Dự đoán giá vàng sẽ dao động trong biên độ hẹp trong ngày cuối tuần.

3. Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu lưỡng lự trong việc hỗ trợ Hy Lạp.

Đồng EUR giảm giá mạnh khi ngày càng rõ ràng rằng các thành viên Liên minh châu Âu đồng tình với việc Hy Lạp gõ cửa IMF hơn là sử dụng các công cụ tài chính cá nhân của họ. Ban đầu, lựa chọn sự giúp đỡ từ IMF là đề xuất của hầu hết các thành viên EU nhưng bị ECB bá bỏ. Tuy nhiên, sự bất lực của các Bộ trưởng tài chính châu Âu trong việc thiết lập một kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp bắt buộc các quốc gia như Đức cân nhắc lại lựa chọn IMF. Mặc dù, chấp nhận sự hỗ trợ từ IMF sẽ là tác động bất lợi lớn đến toàn bộ khu vực châu Âu nhưng Đức tin rằng họ sẽ đối mặt với khủng hoảng chính trị khi kêu gọi dân chúng chi trả cho những vấn đề của quốc gia khác. Sáng hôm nay, bà Markel phát biểu “IMF sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu như cần thiết phải hành động”. Bà còn đi xa hơn khi tiếp tục phát biểu sẽ có chính sách trục xuất các quốc gia ra khỏi Liên minh châu Âu nếu các quốc gia này liên tục làm trái với hiệp định Maastricht. Theo thủ tướng Hy Lạp cho biết: Hy Lạp đã đưa ra thời hạn một tuần cho các nhà lãnh đạo EU để đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính và nếu họ thất bại thì Hy Lạp sẽ quay sang IMF. Tổng thống Pháp Sarkzy thì lại không ủng hộ giải pháp tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Dựa trên những bình luận của bà Markel, chúng tôi không lạc quan rằng họ sẽ thiết lập được giải pháp khi mà các thành viên EU nhấn mạnh rằng Hy Lạp vẫn chưa cần thiết phải có sự hỗ trợ vào lúc này. Đồng EUR cũng không nhận được bất kì lực hỗ trợ nào từ những thông tin kinh tế công bố trong ngày. Cả cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai đều chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt trong tháng 1 vì sự suy giảm của nền kinh tế Đức

(NH SCB)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • EUR có mức sụt giảm tồi tệ nhất trong 6 tuần qua do lo ngại về Hy Lạp
  • Đánh giá sức mạnh đồng USD trong ngày
  • Nhận định xu hướng cặp tỷ giá USD/JPY
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 18/3/2010
  • Đồng EUR có thể giảm do vấn đề Hy lạp chưa được giải quyết
  • USD/JPY trượt giảm trong phiên Châu Á
  • Châu Âu “toát mồ hôi” vì tỷ giá Euro
  • Viễn cảnh của đồng EUR tiếp tục ảm đạm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!