Bắt đầu từ tháng 12 năm 2009 trở lại đây, tỷ giá trao đổi giữa đồng EUR và đồng USD chỉ còn ở mức 1 EUR ăn 1,51USD, như vậy đã giảm 10%. Nguyên nhân của việc này do nhiều nhân tố, song các chuyên gia nhận định, đồng EUR sẽ tiếp tục mất giá trong năm nay, và có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ 1 EUR chỉ đổi được 1,30USD.
Có thể nhận thấy rằng, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp khiến đồng EUR mất giá đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính tại Châu Âu, mà trong đó đại diện nhất là Hy Lạp. Cho đến thời điểm này, ngoài biện pháp cắt giảm chi tiêu, thì chưa có một biện pháp cụ thể nào được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên. Bên cạnh đó EU và Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB cũng một mực từ chối cung cấp các khoản viện trợ cho Hy Lạp, về mặt khách quan đây cũng là một nhân tố khiến đồng EUR trượt giá.
Trong báo cáo tổng kết quý 3 được công bố ngày 21 tháng 12 năm 2009 chi thấy, hiện tỷ giá trao đổi giữa đồng EUR và các đồng ngoại tệ chủ yếu khác đã cao hơn dự đoán từ 7% đến 8%. Khi đó, 1 EUR đổi được 1,42 đến 1,43 USD. Song bắt đầu từ tháng 12 trở đi, đồng EUR bắt đầu giảm 5%, sau đó tiếp tục giảm từ 7% đến 8%, khi đó 1 EUR chỉ còn đổi được 1,31 đến 1,32USD.
Tuy nhiên, điều đáng được quan tâm ở đây đó là, EU và ECB liệu có đủ khả năng và các biện pháp hiệu quả để khống chế sự trượt giá của đồng EUR hay không? Đồng thời không biết sự trượt giá của đồng ngoại tệ này có trở thành một cuộc bán tháo mang tính khủng hoảng trong thời gian tới hay không?
Xét theo tình hình hiện nay, việc đưa ra biện pháp khống chế đồng EUR của các nhà lãnh đạo EU có thể nói là “tương đối khả quan”.
Đầu tiên, so với Mỹ, tình hình tài chính tại khu vực EU cũng không đến nỗi quá tồi tệ. Theo số liệu của IMF, dự báo con số thâm hụt tài chính của 16 nước thành viên trong EU chỉ chiếm 6,6% GDP, so với Mỹ và Nhật thì con số này lần lượt là 9,96% và 10,22%. Bên cạnh đó báo cáo cũng dự đoán, các khoản nợ xã hội của EU vẫn sẽ duy trì ở mức chấp nhận được so với các nước khác. Ví dụ, Đức chiếm 84,5% GDP, Pháp chiếm 82,6%, trong khi đó Mỹ là 93,6% GDP.
Thứ hai, ngoài các khoản nợ xã hội ra, nền tài chính EU còn được chống đỡ bởi tình hình nợ tư sản tương đối mạnh mẽ. Số liệu thống kê cho thấy, cuối năm 2008, giá trị đầu tư bên ngoài của EU đạt mức 1331,25 tỷ EUR, nợ nước ngoài là 1494,92 tỷ EUR, nợ ròng là 163,67 tỷ EUR. So sánh với Mỹ, các con số này lần lượt là 1988,81 tỷ USD, 2335,74 tỷ USD và 346,92 tỷ USD. Như vậy, cho dù 1 EUR đổi được 1,50USD, thì khoản nợ nước ngoài ròng của EU chỉ tương đương 245,51 tỷ USD, bằng 71% so với Mỹ.
Thứ ba, thu chi quốc tế của EU cũng khá lạc quan. Theo báo cáo ngày 17 /2 của Cục thống kê EU cho biết, năm 2009, EU xuất siêu 22,3 tỷ EUR, trong khi đó tỷ lệ nhập siêu của 27 nước thành viên năm ngoái chỉ là 105,5 tỷ EUR.
Tóm lại, có thê nói, trước mắt nguy cơ tiềm ẩn về tài chính vẫn còn, tuy nhiên phía sau việc đồng EUR trượt giá lại là một mũi tên trúng hai đích. Một mặt, giúp các nước thoát khỏi nguy cơ nợ quá cao, mặt khác việc ép giá đồng EUR còn giúp tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay do Mỹ cần một đồng USD mạnh, nên đồng EUR vẫn còn nhiều không gian để tiếp tục giảm giá của mình.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com