Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng tiền châu Á: Con dao hai lưỡi

Theo hãng tin Reuters bình luận, ngoại trừ đồng Yên và Nhân dân tệ tăng đáng kể trong năm so với đồng đô la Mỹ, tình hình lưu thông bấp bênh của các đồng tiền châu Á có khả năng tiếp diễn vào năm 2012.
 
 
Nhật Bản tích cực tìm cách ngăn chặn sự gia tăng của đồng Yên, gây làn sóng chỉ trích Mỹ vào tuần trước. Trong khi đó, Trung Quốc lại can thiệp để đảm bảo đồng Nhân dân tệ vào thời điểm cuối năm duy trì ở mức cao mới. Cả hai đồng tiền tăng giá trị lên khoảng 5% trong năm 2011 so với đồng USD.

Các cách tiếp cận trái ngược nhau cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà hoạch định chính sách châu Á phải đối mặt khi họ ra sức xoa dịu biến động tỷ giá hối đoái nước ngoài, không có dấu hiệu giảm trong năm mới. Nếu tiền tệ tăng quá mạnh, thì xuất khẩu đắt hơn; còn nếu tăng quá yếu, thì lạm phát nhập khẩu chấm dứt và mất dần sức mua trong nước.

Singapore và Hàn Quốc là hai ví dụ cho thấy lạm phát có thể duy trì ở mức cao đáng ngạc nhiên, ngay cả khi nhu cầu trên toàn cầu giảm, gây kiềm chế xuất khẩu và tăng trưởng. Cả hai đồng đô la Singapore và đồng Won giảm so với USD trong năm 2011.

Nhật Bản đã chiến đấu với các lực lượng giảm phát trong hai thập niên qua, giá cả tăng cao sẽ tạo ra sự thay đổi mới. Trong năm 2011, Tokyo đã ba lần can thiệp vào thị trường tiền tệ hòng làm suy yếu đồng Yên, trong đó, một lần có sự tham gia, giúp đỡ của Tập đoàn trên 7 quốc gia sau vụ động đất và sóng thần vào tháng 3, và hai lần còn lại là tự lực cánh sinh.

Vì là độc tấu nên đã gây ra phản ứng dữ dội cho phía Washington. Trong báo cáo ngày 27 tháng 12 của Quốc hội về tiền tệ thế giới, Kho bạc chỉ ra rằng Hoa Kỳ "không can thiệp," và cho biết Nhật Bản sẽ thích ứng tốt hơn nhờ các biện pháp tăng sự năng động của nền kinh tế trong nước.

"Hoa Kỳ nói rằng, sự phục hồi của chúng ta phụ thuộc vào việc đồng đô la (Mỹ) không tăng quá mạnh," Yukon Huang, một nhân viên kinh tế làm việc cho tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, trụ sở tại Washington cho biết.

"Mọi người lo lắng sẽ có một động thái toàn cầu nhằm làm giảm giá trị đồng tiền của nước mình” ông nói.

Báo cáo tiền tệ một năm hai lần được Quốc hội ủy nhiệm vào năm 1988, khi mất cân đối thương mại với Nhật Bản trở thành mối quan tâm hàng đầu. Và gần đây, nó trở thành nguyên nhân gây bất đồng với Trung Quốc.
Thậm chí, phê phán trong báo cáo mới nhất của Nhật Bản cũng được xem là một thông điệp gửi đến Bắc Kinh. "Nhưng họ không có vẻ như là đang phê phán Trung Quốc."

Nếu Kho bạc xác định một quốc gia đang thao túng đồng tiền của mình để đạt được lợi thế thương mại, thì có thể mời Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa lên báo chí để đòi tổ chức lại.

Một số nhà lập pháp Mỹ, các doanh nghiệp và công đoàn muốn Washington gán cho Trung Quốc cái mác kẻ chuyên thao túng. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất của mình, Kho bạc tuyên bố không chấp thuận, ngoại trừ việc đề cập đến Trung Quốc thao túng gấp nhiều lần so với Nhật Bản.

Trong khi nhiều khả năng là chính trị có liên quan đến báo cáo tiền tệ, thì cái nhìn sâu hơn về kinh doanh đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh cũng đáng nhận được ân xá trong thời gian này.

Hoa Kỳ từ lâu đã lập luận rằng đồng Nhân dân tệ lên giá mang lại lợi ích tối ưu cho Trung Quốc bởi vì nó có thể giúp giảm bớt gánh nặng lạm phát và nâng cao sức mua trong nước.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ đồng tiền trên một dây xích chặt chẽ bằng cách thiết lập tâm điểm hàng ngày và sau đó cho phép một nửa biến động trên 1 trong 2 bên dây xích đó.

Đa số các ngày trong nửa đầu tháng 12, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức tối đa, một phần do nhu cầu đồng USD đồng thời, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu do nhu cầu xuất khẩu chậm lại và suy giảm thị trường nhà ở.

Một số doanh nghiệp chia sẻ với tờ Reuters, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra biện pháp can thiệp vào ngày 16 tháng 12 và tiếp tục vào ngày 30 tháng 12 nhằm chống đỡ cho đồng Nhân dân tệ. Động thái này đã giúp đồng Nhân dân tệ tăng 4,7% so với đồng đô la Mỹ vào năm 2011, mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại trong vòng sáu tháng qua và có lẽ sẽ chậm hơn trong năm 2012.

Hiệu suất của Nhân dân tệ làm khó hơn cho Hoa Kỳ trong việc khiếu nại Trung Quốc đang cố tình làm suy yếu đồng tiền của mình để đạt được một lợi thế thương mại.

Chú ý đến đâu

Tại sao Trung Quốc sẽ ủng hộ một đồng tiền mạnh hơn bây giờ? Nó giúp xoa dịu căng thẳng chính trị với Hoa Kỳ và khuyến khích các thương nhân từ giả định đồng nhân dân tệ là một đặt cược một cách an toàn, và nó cũng có thể vô hiệu lạm phát nhập khẩu.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi nó đạt đỉnh cao ba năm là 6,5% trong tháng Bảy, nhưng nó vẫn còn trên mức mục tiêu của chính phủ là 4%.

Với giá xăng dầu khoảng 100 đô Mỹ một thùng, mặc dù nền kinh tế thế giới có vẻ run rẩy, nhưng nó đã không làm cú sốc đẩy giá lên đến 115 đô Mỹ/thùng xảy ra hồi tháng Năm, đe dọa bóp nghẹt sự phục hồi toàn cầu. Và điều này đã làm phức tạp chính sách tiền tệ trên khắp châu Á.

Ngoài Nhân dân tệ và đồng Yên, hầu hết các đồng tiền châu Á đều suy yếu trong năm 2011. Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ từng bước cố gắng để hạn chế biến động tiền tệ, nhưng các nước trong khu vực dường như dám chắc cho phép một sự suy giảm dần dần.

Có thể thay đổi vào 2012

Singapore được coi là một lãnh đạo đứng đầu trong khu vực bởi vì quốc gia này gắn chặt với nền kinh tế toàn cầu, lạm phát năm tăng vọt bất ngờ đến 5,7% trong tháng Mười một vừa qua.

Singapore sử dụng tỷ giá hối đoái như một công cụ chính sách chính, và đã làm chậm tốc độ sự hỗ trợ tăng trưởng. Nhưng điều đó lại dễ bị lạm phát nhập khẩu.

Ở Hàn Quốc, phạm vi hoạt động của nhà máy đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm vào tháng Mười hai vừa qua, nhưng tỷ lệ lạm phát của nó vẫn ở trên mức của ngân hàng trung ương đưa ra. Tuần trước, Ngân hàng của Hàn Quốc cho biết rằng việc chống lạm phát sẽ vẫn là chính sách được ưu tiên hàng đầu trong năm 2012.

Điều này cho thấy sự khôn ngoan của Seoul rằng có thể suy nghĩ lại về việc cho phép đồng Won của mình được suy yếu.
 
Theo Tầm nhìn

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!