Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất ngân hàng đang giảm

Khảo sát một số ngân hàng cho thấy, mức lãi suất thỏa thuận những ngày gần đây đã giảm so với tháng 5. Lãi suất cho vay cũng vì thế mà hạ nhiệt so với đầu tháng 5, đặc biệt là khoản vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lãi suất giảm

Nhân viên kinh doanh một chi nhánh của ngân hàng VIB cho biết, với khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng trở xuống, khách hàng chỉ còn được hưởng mức lãi suất thỏa thuận khoảng 15,5%, từ 100 đến 400 triệu đồng lãi suất là thỏa thuận được với NH chỉ còn khoảng 16 đến 16,5%, %/năm. Với những khoản tiền từ 1 tỷ đồng trở lên thì mức lãi suất khách hàng được trả mới có thể lên tới phổ biến ở mức 17 đến 18,5%/năm.

Chị Đỗ Thị Dịu, Hà Đông vừa bán số vàng tích cóp được để lấy tiền gửi tiết kiệm. Với số tiền 200 triệu đồng, chị Dịu đến 3 ngân hàng thì họ đều trả chị mức lãi suất là 15,75%/năm. Chỉ riêng tại ngân hàng Techcombank, sau một hồi thương lượng số tiền của chị mới được ngân hàng chấp nhận mức lãi suất 16%/năm.

Anh Đông, một nhân viên tín dụng của một ngân hàng TMCP cho biết, gần đây, việc hạ trần lãi suất huy động bằng USD khiến lượng tiền chuyển sang gửi VND tăng lên đáng kể, thanh khoản cũng vì thế bớt “căng” hơn.

Sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc hỗ trợ giảm khó khăn cho doanh nghiệp, một số ngân hàng đã có động thái hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng những phương án khác nhau. Theo tìm hiểu, mức lãi suất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện dao động trong khoảng 21,5 đến 22,5%/năm. Tuy nhiên, một số ngân hàng như Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng Hàng hải (Maritime bank) áp dụng chính sách ưu đãi, giảm 0,5% đối với các doanh nghiệp đạt tiêu chí xếp hạng về tài chính, phi tài chính của ngân hàng. Những doanh nghiệp vay gói cho vay công nghiệp phụ trợ, lãi suất vay kỳ hạn ngắn chỉ còn khoảng 18 đến 18,5%/năm. Đồng thời, tốc độ giải ngân cũng được rút ngắn, từ khoảng 1 tuần đến nửa tháng làm việc.

Đặc biệt, Vietinbank cho biết, đơn vị này đang triển khai chương trình cho vay ưu đãi với một số đối tượng. Theo đó, những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dệt may, da giày và cơ khí chế tạo sẽ được ưu đãi vay vốn với lãi suất thấp hơn thông thường tối đa 2,5% đối với VND và với USD là 0,5%.

Đáng để kỳ vọng

Gần đây, NHNN cho biết lãi suất tiết kiệm thực trả đối với VND trong các ngân hàng những ngày qua là 17-18%/năm, dù rằng vẫn ở mức cao, song đã giảm so với mức trên dưới 20% vào tháng 5.

Trên thực tế, theo tính toán của NHNN, cho tới thời điểm này lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010. Trong đó, lãi suất cho vay bình quân của tất cả các lĩnh vực tại nhóm NHTM nhà nước là khoảng 17,3%/năm. Còn đối với các NHTM cổ phần, con số bình quân của các lĩnh vực là 19,7%/năm.

Mặc dù trên đây là động thái giảm rất nhẹ của lãi suất sau một thời gian dài luôn ở mức cao. Và cũng chưa thể nhìn vào hiện tượng này để khẳng định rằng lãi suất sẽ giảm trong nay mai bởi trước đó rất nhiều chuyên gia đã nhận định, lãi suất chưa thể giảm. Hơn nữa, cũng không thể nhìn việc lãi suất giảm để đưa ra kết luận rằng, việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đề cao quan điểm “siết” tín dụng, đặc biệt là những ngành nghề phi sản xuất.

Mặc dù chưa thể khẳng định được điều gì từ việc hạ nhiệt của thị trường lãi suất. Tuy nhiên, những ngày gần đây, thông tin về CPI của Hà Nội và TP.HCM khiến nhiều người hi vọng CPI của cả nước tháng 6 chỉ dao động quanh mức 1%. Và điều này có thể là một tín hiệu tốt hơn đối với lãi suất bởi trước đó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng đã khẳng định, khi CPI giảm dần thì NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành để tác động giảm dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc.

Hơn nữa, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ gần đây cũng cho biết,  trong quý III/2011, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng nhỏ, giữ vững ổn định thị trường liên ngân hàng, góp phần ổn định lãi suất tiết kiệm và cho vay. Có thể coi đó là những tín hiệu tốt hơn đối với thị trường lãi suất.

(Gafin)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!