Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất vẫn chưa giảm

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: “Về lâu dài, cần có các biện pháp huy động tiền của dân vào các kênh khác nhau, giảm bớt số vàng và ngoại tệ mà người dân đang nắm giữ”

Trái với kỳ vọng lãi suất sẽ giảm, ngay những ngày đầu năm 2011 nhiều doanh nghiệp, người vay tiền lại nhận được thông tin tăng lãi suất. Mặt bằng lãi suất cho vay mới lên đến 19-20%, ngang mức  của năm 2008. Trong khi đó tình trạng huy động vượt trần lại tái diễn với lãi suất lên đến 16%/năm đang trở thành rào cản cho mục tiêu giảm lãi suất.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hóa xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Hiền Vũ – Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Logistic Ðại Cồ Việt cho biết: thời điểm này, doanh nghiệp cần nguồn vốn để mua bán nguyên liệu cho việc sản xuất kinh doanh đầu năm, nhưng với mức lãi suất quá cao như hiện nay doanh nghiệp chỉ biết ngồi nhìn đợi khi nào lãi suất hạ nhiệt sẽ tính tiếp. Nếu tính lại các hợp đồng mà Công ty cổ phần Dịch vụ Logistic Ðại Cồ Việt đã vay từ cuối năm 2009 với lãi suất 10,5%/năm thì hiện nay tất cả các hợp đồng này đều đã bị điều chỉnh lãi suất lên mức 18,66%/năm. Trong vòng một năm, lãi suất đã tăng gần gấp đôi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Hiền Vũ cho rằng: “Nhà nước phải làm sao kiểm soát được vấn đề tỷ giá, đừng để tăng cao quá. Thứ 2 là lãi suất cho vay của ngân hàng thấp xuống khoảng 15% là doanh nghiệp có thể chấp nhận được và tiếp cận được vốn. Lãi suất quá cao, chúng tôi đành gác việc làm ăn lại vì sẽ có rất nhiều rủi ro.”

Với lãi suất huy động cao, người gửi tiền mừng, còn doanh nghiệp thì gặp nhiều khó khăn hơn, bởi nếu lãi suất đầu vào từ 14,5 đến 15%/năm, thì lãi suất cho vay tối thiểu là 18,5%/năm, thậm chí là 20 đến 21%/năm. Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để hoạt động, ngoài lãi suất phải trả ngân hàng hằng tháng, cộng với chi phí nhân công, nhà xưởng... khó có doanh nghiệp nào làm ăn có lãi được. Trong bối cảnh đó, khách hàng cá nhân cũng sẽ phải tính toán kỹ trước khi vay vốn ngân hàng để phục vụ mục đích tiêu dùng, vì lãi suất quá cao.

Nhận định về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng: “Sự đảo chiều của quản lý nhà nước về lãi suất theo hướng giảm dần, cho phép cạnh tranh lãi suất theo hướng thị trường chính là nguyên nhân cơ bản khiến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước có những sự dao động đột biến. Ngoài ra lãi suất tăng cao một phần là do các công cụ kiểm soát lãi suất từ phía các cơ quan chức năng có lẽ chưa sát với thực tế để tạo ra một mặt bằng chính sách khống chế sự huy động lãi suất theo những nguyên tắc để đảm bảo sự an toàn cũng như lành mạnh trong cuộc cạnh tranh này.”

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: muốn giảm lãi suất trước mắt phải giải quyết những khúc mắc của thị trường, kể cả vấn đề tỉ giá, để tất cả vận động theo quy luật thị trường. Một khi giá cả được điều chỉnh lên mặt bằng giá mới thì doanh nghiệp mới hoạch định được hướng làm ăn, kinh doanh. Còn với tình hình hiện nay cả doanh nghiệp, người vay, ngân hàng đều trong tâm lý chờ đợi. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có giải pháp để giải quyết hài hòa quan hệ lãi suất giữa Việt Nam đồng và Đô la Mỹ. Hiện lãi suất huy động đô la Mỹ quá cao sẽ kích thích một bộ phận người dân chuyển sang cất giữ tài sản bằng đô la Mỹ, tạo áp lực lên tỉ giá, từ đó ảnh hưởng ngược lại lãi suất.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: “Về lâu dài, cần phải có các biện pháp cơ bản hơn đó là ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lãi suất xuống, trên cơ sở đó huy động tiền của người dân vào các kênh khác nhau và giảm bớt số vàng và ngoại tệ mà hiện nay người dân đang nắm giữ, đó là điều rất cần thiết.”

Giải quyết được câu chuyện lãi suất sẽ giải quyết được chi phí đầu vào của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt, hạ giá thành sản phẩm và có thể không cần điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, việc quy đổi đô la Mỹ sang Việt Nam đồng đang có sự chênh lệch lớn trên hai thị trường và cần phải điều chỉnh. Về hiệu quả kinh tế, việc điều chỉnh tỷ giá không có ý nghĩa lớn, càng không phải là phương án để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa./.

(vovnews)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 12/2 lên 20.713 đồng/USD
  • USD tự do 'nhảy' lên 21.550 đồng, vàng giảm nhẹ
  • Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành: Đầu năm bàn chuyện vốn và lãi suất
  • TCTD không được giao dịch USD vượt biên độ +/-1%
  • Đồng USD khó duy trì vị trí "đồng tiền lãnh đạo" duy nhất
  • Sáng nay, USD ngân hàng và 'chợ đen' tăng giá mạnh
  • Tỷ giá USD liên ngân hàng tăng hơn 9%
  • Kinh tế thế giới 2011: Khi nào thì nên bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!