Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất vẫn đang ưu tiên dòng vốn ngắn hạn

picture
Thanh khoản hệ thống ngân hàng mặc dù đã bớt căng thẳng nhưng vẫn chưa thực sự bền vững.

Từ 13/3, các tổ chức tín dụng duy trì lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn, dưới 1 tháng tối đa 5%/năm; 1 tháng trở lên không quá 13%/năm nhưng đối với 36 tháng chỉ 9%/năm.

Như vậy, đường cong lãi suất đã bớt chúc xuống, nhưng vẫn chưa về đúng quy luật, và thanh khoản vẫn chưa thực sự bền vững.

Bớt căng nhưng chưa bền

Tại buổi họp báo ngày 12/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Trước đây, có hiện tượng tổ chức tín dụng niêm yết lãi suất chỉ có 2 con số: 14%/năm với VND và 2%/năm với USD nhưng ở một số thời điểm Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra mặt bằng lãi suất mới, bảng niêm yết lãi suất huy động của họ đã phong phú hơn: 1 tháng chỉ 12% - 13%/năm, dưới một tháng 6%/năm…”.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất mới, VietinBank cho biết đang duy trì lãi suất tiền gửi không kỳ hạn: 3%/năm, dưới 1 tháng: 5%/năm, từ 1 tháng đến dưới 12 tháng: 13%/năm, riêng kỳ hạn 36 tháng chỉ có 9%/năm.

Với BIDV, đường cong lãi suất gần như thẳng băng: không kỳ hạn là 3%/tháng nhưng ở các kỳ hạn khác như: 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng đều 13%/năm và kỳ hạn 36 tháng được duy trì ở mức 12,5%/năm, mặc dù BIDV là ngân hàng chuyên tài trợ vốn rất lớn cho các dự án trọng điểm và rất cần đến lượng vốn lớn có kỳ hạn dài hơi.

Một trường hợp khác là ACB cũng tương tự: nếu các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9 tháng theo phương thức tính lãi cuối kỳ là 12,88%/năm thì cũng theo cách tính lãi đó, kỳ hạn 24 tháng là 11,4%/năm và 36 tháng là 10,9%/năm.

Ngoài ra, rất nhiều ngân hàng khác gần như chỉ duy trì hai mức lãi suất 5% đối với không kỳ hạn và dưới một tháng; đồng thời, trong khi lãi suất các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 12, 24 và 36 tháng được kẻ thẳng 13%/năm.

Nhận xét về đường cong lãi suất hiện nay, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán Ngân hàng Nhà nước nói: “Đường cong lãi suất đúng quy luật luôn phản ánh xu hướng: kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao và ngược lại. Còn đường cong lãi suất hiện nay vẫn chưa đi đúng quy luật”.

Giả định mô phỏng đường cong lãi suất nói trên qua biểu đồ sau: T1 (không kỳ hạn và dưới 1 tháng), ứng với lãi suất 3%/năm; T2 (các kỳ hạn 1, 2, 3… 24 tháng) ứng với lãi suất 13%/năm và T3 (36 tháng), ứng với lãi suất 9%/năm, sẽ cho thấy đường biểu diễn lãi suất vừa mới nhô lên đã chúc xuống.

Tất nhiên, so với trước đó, đường cong lãi suất đã bớt chúc xuống và gần đúng quy luật hơn nhưng nếu phân tích kỹ, sẽ thấy một thực tế là các tổ chức tín dụng vẫn ưu tiên lãi suất đối với nguồn vốn ngắn hạn hơn là dài hạn!

Và ở một mức độ nào đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng mặc dù đã bớt căng thẳng nhưng vẫn chưa thực sự bền vững.

Ưu tiên ổn định cơ cấu kỳ hạn tiền gửi

Các chuyên gia vẫn nói rằng, đường cong lãi suất là bề mặt phản ánh xu hướng lãi suất và liên quan tới nhiều vấn đề trên thị trường tài chính tiền tệ. Nhưng xét riêng trong hoạt động ngân hàng, đó chính là thước đo thanh khoản, tính bền vững của cơ cấu nguồn vốn và xa hơn là nguồn lực cho đầu tư.

Hay nói cách khác, muốn thanh khoản ổn định thì cơ cấu tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng phải ổn định và lãi suất phải phù hợp với từng kỳ hạn.

Với cách nhìn như vậy, bà Thanh Hương cho rằng, khi nguồn vốn kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng lớn, sẽ mang lại tính ổn định cao trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng; đồng thời, hiệu suất sử dụng vốn có thể vượt quá 90%, thậm chí hơn.

Qua tiếp xúc với nhiều cán bộ ban vốn ở các ngân hàng thương mại, họ cho biết, rất “ghét” loại sản phẩm “tiền gửi kỳ hạn cho rút trước hạn vẫn được lãi suất cao”. Theo họ, loại tiền gửi này về bản chất giống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn bởi tính chất “bất chợt vào, ra” của chúng.

Ba năm trước khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 5%/năm như ngày 12/3 vừa qua, nhiều tổ chức tín dụng do mất thanh khoản đã phải “giật gấu vá vai”, “sớm vay chiều trả” bằng cách chấp nhận bằng mọi giá để huy động nên cho phép lãi suất các kỳ hạn ngắn, dài và không kỳ hạn đều thẳng băng một đường.

Thậm chí, ở những thời điểm trước khi Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất tiền vay 14%/năm, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn còn cao gấp 1,5 lần so với tiền gửi kỳ hạn vài năm!

Tình trạng đó dẫn đến các tổ chức tín dụng huy động một đống tiền nhưng không dám cho vay ra, làm cho hệ số sử dụng vốn thấp, chỉ khoảng 50% - 70%/tổng nguồn huy động, chi phí vốn trở nên đắt đỏ. Cũng từ đó, dòng tiền mặt cứ luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng, không phân bổ được nguồn lực tiết kiệm đến với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Một chuyên gia lâu năm trong ngành ngân hàng cho biết, trước đây, toàn hệ thống ngân hàng chỉ cần dự trữ 5% tiền mặt/tổng nguồn huy động là yên tâm nhưng vài năm gần đây, tỷ lệ này lên tới 30%, ở một số ngân hàng trong những lúc căng thẳng thanh khoản còn trên 40% nhưng thanh khoản lúc nào cũng nơm nớp mà nguyên nhân phần lớn là do cơ cấu tiền gửi không ổn định.

Từ thực tế này, chuyên gia này cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 5% là vẫn quá cao và chỉ nên để ở mức 2%/năm.

Ngoài ra, ngay từ 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định: tiền gửi kỳ hạn rút trước hạn không những không được hưởng lãi suất mà còn bị phạt nhưng không hiểu sao, trong mấy năm qua, quyết định này bị vô hiệu hóa. Năm 2008, HSBC Việt Nam nhận một khoản tiền gửi trị giá 4,6 tỷ đồng có kỳ hạn nhưng một khách hàng rút trước hạn đã bị phạt và giá trị lô tiền gốc nhận lại chỉ còn 4,546 tỷ đồng.

“Cần tái lập tính hiệu lực của văn bản nói trên và cho phép những tổ chức tín dụng có thể phạt tiền những khách hàng rút tiền không đúng trong hợp đồng để bảo vệ tính bền vững của nguồn tiền gửi. Có như vậy, dòng vốn mới ổn định, tổ chức tín dụng mới hiện thực hóa được kế hoạch kinh doanh thay vì để tình trạng như trước đây ít lâu”, chuyên gia này nói.

(Theo Vneconomy)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Vẫn không đồng ý bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ
  • Hạ trần lãi suất: 'Bài thuốc' cũ, kỳ vọng mới
  • “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất
  • Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất
  • “Lãi suất tiền vay sẽ chỉ còn 14,5% - 16%/năm”
  • Trần lãi suất xuống 13% từ ngày mai
  • Vì sao không đặt luôn trần lãi suất tiền vay?
  • Thấy gì từ thông điệp hạ trần lãi suất huy động xuống 13%?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!