Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 kiến nghị của Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam nhiều nhất so với các thị trường khác trên thế giới.

Theo Hội trưởng chi nhánh 3 ngành công nghiệp trực thuộc Hội Công Thương Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đầu tư Nhật Bản tại Bình Dương theo thống kê chưa đầy đủ đang có khoảng 100 doanh nghiệp. Riêng tại hai KCN VSIP (I & II) có 79 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư trên 485 triệu USD. Xét về tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài đang thực hiện thì các doanh nghiệp Nhật Bản đang đứng đầu  tại Bình Dương.

Doanh nghiệp Nhật Bản thời gian qua cũng bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế. Cụ thể, các doanh nghiệp điện - điện tử (chiếm 25% tổng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương) bị khó khăn nặng nề vào khoảng cuối năm 2008 đầu năm 2009 nay đã dần hồi phục, có thể thực sự phục hồi vào khoảng tháng 5/2009. Doanh nghiệp lĩnh vực xe hơi, linh kiện cơ khí, dệt may đang suy giảm nặng và chưa có dấu hiệu hồi phục. Doanh nghiệp lĩnh vực thương mại ít bị suy giảm, riêng doanh nghiệp lĩnh vực y dược và thực phẩm không bị suy giảm, hoạt động bình thường như mọi năm.

Dù tình hình làm ăn khó khăn, nhưng Chi hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương nói riêng, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản toàn Việt Nam nói chung luôn động viên các doanh nghiệp giữ lao động, cố gắng duy trì sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm giờ làm 3 ca thành 2 ca, 1 ca, thực hiện chính sách tiết kiệm... Việc giảm lao động, nhất là trong ngành dệt may - điện tử là có xảy ra, nhưng những lao động này đều giải quyết chế độ nghỉ việc theo đúng Luật Lao động có tình trạng sa thải hàng loạt lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

Với vai trò là người đại diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư vào Bình Dương, Hội trưởng có một số kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và mong Nhà nước Việt Nam xem xét các kiến nghị. Cụ thể:

-Phải ổn định nguồn điện. Năm qua, Điện lực Bình Dương đã cắt điện quá nhiều lần, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất chủa các doanh nghiệp Nhật Bản. Riêng trong KCN VSIP II điện áp không ổn định, làm hư hỏng máy móc và hàng hoá.

-Công tác hoà giải lao động – ngăn ngừa đình công được thực hiện tốt hơn. Mong có nhiều hơn các cuộc đối thoại thẳng htắn giữa công nhân – công đoàn và doanh nghiệp.

-Chính sách thuế và luật pháp phải ổn định, nếu có thay đổi phải có thông tư - hướng dẫn ban hành kịp thời. Cho dù luật pháp có thay đổi nhưng những gì đã cam kết trong hợp đồng phải được thực thi đầy đủ.

-Cần thiết lập kênh thông tin phản hồi giữa doanh nghiệp và lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên để hạn chế nạn tham nhũng. Cần học hỏi cách làm của các doanh nghiệp Nhật Bản, và Âu Mỹ khi xây dựng quy chế pháp lý nội bộ được xem như khung pháp lý doanh nghiệp đã hạn chế rất lớn nạn tham nhũng.

(Theo Vinanet)

  • Quảng Ngãi kêu gọi đầu tư vào Sa Huỳnh
  • 5 lĩnh vực trọng tâm, tập trung đầu tư
  • 6 nhóm giải pháp cấp bách trọng yếu kích cầu đầu tư nước ngoài
  • Sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tại New York
  • Tứ Xuyên muốn doanh nghiệp VN đến đầu tư
  • Nhiều dự án lớn được cấp phép trong quý 1/2009
  • Đà Nẵng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
  • Thúc đẩy giải ngân vốn FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!