Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5-10 năm nữa mới giảm được trạm thu phí

Trạm thu phí xa lộ Hà Nội ngay sau khi chấm dứt thu phí đường Điện Biên Phủ đã được chuyển sang thu cho cầu Rạch Chiếc từ 1-4 - Ảnh: Anh Quân

Phải mất khoảng thời gian từ 5-10 năm nữa TPHCM mới giảm được các trạm thu phí đang bủa vây ở các cửa ngõ ra vào thành phố hiện nay.

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khi trả lời báo chí bên lề hội nghị công tác giao thông vận tải khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại TPHCM ngày 9-4.

Vấn đề được nhiều doanh nghiệp và người dân quan tâm nhất chính là việc xóa các trạm thu phí dày đặc tại TPHCM sau khi đã thu quỹ bảo trì đường bộ.

Ông Trường thừa nhận rằng TPHCM hiện đang chịu áp lực về việc hoàn vốn cho các dự án BOT thông qua thu phí. Để giảm các trạm thu phí thì phải nâng cấp các tuyến quốc lộ theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, lộ trình này cũng mất từ 5-10 năm, do vậy người dân cũng nên chia sẻ để có nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông.

Đối với phương án xử lý trạm thu phí hầm Thủ Thiêm và trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh, ông Trường cho biết, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm sau này có thu hay không là thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố. Còn đối với trạm thu ở đường Nguyễn Văn Linh, thành phố cần đàm phán các điều khoản cụ thể với nhà đầu tư.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TPHCM, thành phố hiện có 7 trạm thu phí giao thông đường bộ đang hoạt động gồm trạm xa lộ Hà Nội; cầu Bình Triệu 2; cầu Phú Mỹ; đường Nguyễn Văn Linh; trạm An Sương – An Lạc; trạm Tân Kỳ Tân Quý; trạm Nguyễn Thị Tú.

Trước đó tại kỳ họp vào đầu tháng 3, HĐND TPHCM đã đồng ý xóa trạm đường Kinh Dương Vương và đường Điện Biên Phủ từ ngày 1-4. Tuy nhiên, trạm thu đường Điện Biên Phủ đặt ở xa lộ Hà Nội được chuyển sang thu cho cầu Rạch Chiếc.

Trạm thu phí Mỹ Lộc, Nam Định tăng phí gấp đôi từ 1-6 Theo Thông tư số 36/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu phí đối với trạm thu phí Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Theo đó, kể từ ngày 1-6, mức phí qua trạm này sẽ tăng gấp đôi so với mức phí đang thu hiện tại đối với tất cả các loại xe ô tô.

Mức thu áp dụng từ ngày 1-6 như sau:

Số TTPhương tiện chịu phí đường bộMệnh giá
Vé lượt (đồng/vé/lượt)Vé tháng (đồng/vé/tháng)Vé quý (đồng/vé/quý)
1Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng  dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng20.000600.0001.600.000
2Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn30.000900.0002.400.000
3Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn44.0001.300.0003.600.000
4Xe  tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit80.0002.400.0006.400.000
5Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên  và xe chở hàng bằng Container 40 fit160.0004.800.00013.000.000

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!