Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây: Nhập nhằng, thiếu minh bạch có chủ ý?

Trong quátrình triển khai dự án, một số cơ quan chức năng đã có nhiều vi phạm về quy phạm văn bản hành chính. Các vi phạm trên khiến dư luận và công luận không khỏi nghi ngờ có sự dàn xếp nào đó để trục lợi. Sự việc trên đã gây tổn thất cho Ngân sách Nhà nước và còn gây ra nhiều phiền nhiễu cho các cơ quan chức năng.

 

Tại các gói thầu 13,18,19,21... và nhiều gói thầu khác, phương án đền bù phải điều chỉnh bổ sung lên tới tổng số 538 phương án, phát sinh kinh phí xấp xỉ 70 tỷ đồng. Đặc biệt tình trạng này đã gây lan toả dây chuyền sang các gói thầu khác đã thực hiện xong công tác GPMB như gói thầu số 22, thậm chí sang cả các dự án khác. Điều này cũng đã được UBND Quận Tây Hồ thừa nhận tại báo cáo số 1121 gửi UBND TP Hà Nội.

Hồ sơ nhập nhằng, thẩm định qua loa

Trả lời về nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp nói trên, ông Hoàng Xuân Sáng - Phó giám đốc BQL Dự án Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cho biết, do đặc thù quản lý đất đai của Hà Nội, hồ sơ về đất các giai đoạn của các cơ quan quản lý đất đai và người dân không đầy đủ. Bản đồ, sổ mục kê, sổ kiểm kê đất đai các thời kỳ còn dang dở, chưa được kiểm tra, chưa xác nhận, chưa nghiệm thu. Có bản đồ địa chính năm 1986 nhưng không có sổ địa chính mà chỉ có sổ mục kê... chính sự quản lý lỏng lẻo từ cấp cơ sở trở lên đã dẫn tới tất cả các hồ sơ đều được cấp phường xác định là đất ở ổn định không có tranh chấp. Các cơ quan chức năng thì coi đó là căn cứ gốc để xác lập phương án đền bù.

Quá trình thẩm định thực tế không được tiến hành chặt chẽ đã dẫn tới nhiều trường hợp cùng lô đất, cùng nguồn gốc của anh em ruột nhưng lại phân loại và áp giá đền bù khác nhau. Trong khi đó hàng nghìn m2 đất đã bị một số cá nhân hoán cải, nâng cấp từ giá đền bù thấp lên cao để trục lợi càng khiến dư luận và công luận không khỏi đặt nhiều dấu hỏi nghi ngờ về việc có hay không cái gọi là "củađồng chia 3 của nhà chia đôi" trong việc lập, thẩm định và phê duyệt một số phươn án đền bù? 

Đằng sau những vi phạm quy phạm hành chính

Trong hàng loạt giấy tờ hồ sơ được coi là chứng từ quyết toán ngân sách về đền bù GPMB với tổng kinh phí nhiều tỷ đồng nhưng không hiểu tại sao nhiều phương án đền bù có số nhưng không có ngày tháng trong khi có những phương án lại có tới 6 con dấu và 6 chữ ký của các nhà chức trách trong hội đồng GPMB. Có những phương án lại chỉ có một chữ ký của ông trưởng ban QL dự án Hoàng Văn Lộc.

Lý giải về vấn đề này, ông Hoàng Xuân Sáng nói, những phương án có một chữ ký chỉ là phương án có tính chất thông báo cho người được đền bù. Khi được hỏi, vậy thông báo này đã được Hội đồng đền bù GPMB duyệt chưa, ông Sáng trả lời: "Đã duyệt". Khi được hỏi tại sao lại có một số hộ được đền bù bổ sung, ông Sáng nói, chỉ có một số hộ khiếu nại và chúng tôi đã giải quyết đền bù bổ sung, tức là ai khiếu nại thì đền bù. Như vậy đền bù bổ sung là đúng theo quy định hay đền bù theo phương án ban đầu là đúng? Nếu đền bù bổ sung là đúng tại sao các cơ quan chức năng không đề xuất kịp thời với Thành phố để có chủ trương giải quyết chung mà lại chỉ giải quyết đơn lẻ cho một số hộ?... đến khi sự việc vỡ lở, dân khiếu kiện nhiều nơi, nhiều cấp mới báo cáo, đề xuất xin chủ trương. Chưa kể các phiếu chi tiền đền bù và đền bù bổ sung do ông Sáng cung cấp cho phóng viên lại có cùng ngày, tháng, năm.          

Vậy những vi phạm quy phạm hành chính kể trên chỉ là yếu kém trong công tác chuyên môn của những người đứng đầu cơ quan chức năng và UBND quân Tây Hồ hay còn mục đích nào khác? Dư luận và công luận trông đợi UBND TP Hà Nội sớm làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm những vấn đề trên.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Liên doanh đầu tư Dự án thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxit
  • 1,2 tỷ USD đầu tư cho 3 dự án lớn
  • Hơn 1.498 tỷ đồng xây dựng cầu mới qua sông Hàn
  • Đầu tư vào Bắc Lào: Chậm chân, mất cơ hội?
  • Kinh tế-Đầu tư Chậm giải ngân vốn FDI
  • Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ hợp tác thực hiện 3 dự án 1,2 tỷ USD
  • Chính phủ Venezuela phê duyệt liên doanh dầu mỏ với Việt Nam
  • Hơn 60 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!