Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FDI tiếp tục "chảy" vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới đổ vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong 10 tháng đầu năm 2008 đã lên đến 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký.

 

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục "hút" vốn FDI

Theo số liệu báo cáo trong tháng 10/2008, cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

 

Cụ thể, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng  có 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư. 

 

Malaysia hiện là quốc gia đứng đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 40 dự án, vốn đăng ký 14,8 tỷ USD. Tiếp sau đó là Đài Loan với 122 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD; Nhật Bản; Brunei; Canada

 

Xét theo khu vực, tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI do có liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa-Vũng Tàu  đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh,Thanh Hóa, Phú Yên …

 

Theo lãnh đạo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh nước ta chịu tác động tiêu cực của  kinh tế toàn cầu dẫn tới chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, mức nhập siêu lớn ... ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các mặt của đời sống xã hội, nhưng việc nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam đã chứng tỏ cộng đồng đầu tư quốc tế  đánh giá cao các giải pháp và chính sách của Việt Nam trong kìm chế lạm phát giữ ổn định môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam và coi Việt Nam là địa bàn đầu tư tin  cậy.

( Theo vtc)

  • Các đầu tàu kinh tế lập "kỉ lục ngược" về thu hút FDI
  • Đức hỗ trợ 150 triệu Euro xử lý chất thải ở VN
  • Đón đầu sự trở lại của dòng vốn ngoại!
  • Hút hơn 5,3 tỷ USD vốn FDI trong hai tháng đầu năm 2009
  • Nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Việt Nam
  • Quảng Nam thu hút nhiều dự án đầu tư
  • 70 triệu USD xây dựng khu y tế quốc tế công nghệ cao
  • Nhiều nhà đầu tư tìm hiểu quy hoạch Tây Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!