Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi tích cực sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra từ quý 3 năm 2008, với việc đà tăng trưởng kinh tế đã được duy trì tốt sau từng quý kể từ đầu năm đến nay. Đó chính là một trong những lý do khiến cuộc hội thảo quốc tế về thị trường vốn và tài chính Việt Nam do Bộ Tài chính, Euromoney Conferences đồng tổ chức diễn ra hôm qua (30-11) với chủ đề “Gượng dậy và phục hồi”, PV Báo SGGP ghi lại những ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Ông NGUYỄN ĐĂNG BINH,Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ KH-ĐT):Cải thiện thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Năm 2009, Việt Nam đã tung ra gói kích thích nhằm giúp nền kinh tế vượt qua các khó khăn, tất nhiên, việc tăng chi ngân sách, nới lỏng chính sách tiền tệ cũng tiềm ẩn những nỗi lo về lạm phát. Điều này đã được Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ và cũng đã có những điều chỉnh về chính sách như thắt chặt chính sách tiền tệ.

Về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Chính phủ đã và đang có những nỗ lực để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tôi cho rằng, năm 2010, Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% và có thể sẽ cao hơn. Ba nhóm vấn đề được Việt Nam đặt trọng tâm để thực hiện mục tiêu này là: cải thiện thể chế, đầu tư hạ tầng cơ sở và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Sản xuất máy tính Việt Nam tại Nhà máy FPT ELEAD. Ảnh: CAO THĂNG

Ông AYUMI KONISHI,Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam:
Việt Nam phản ứng tích cực với biến động của kinh tế
 
Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng tích cực để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua một cách nhanh chóng, kịp thời và kết quả đã thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng theo từng quý, kể từ đầu năm đến nay. Dù nền kinh tế Việt Nam còn có một số vấn đề cần giải quyết mang tính hệ thống nhưng tôi cho rằng Chính phủ cần quan tâm đến an sinh xã hội hơn nữa để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, bền vững.

Tôi cũng hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ gần đây. Tất nhiên hiệu quả còn phải chờ quan sát thêm diễn biến của thị trường nhưng đó là hành động kịp thời để kiềm chế lạm phát có thể xảy ra trong thời gian tới.

Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng khá khi kinh tế tư nhân, xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)… khá tốt.Tuy nhiên, thách thức cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo tôi đến từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… khi những thị trường này chưa thực sự phục hồi lại.

Bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng SPCT (TPHCM). Ảnh: Cao Thăng

Để đánh giá tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian tới, vấn đề tôi quan tâm chính là chỉ số giải ngân FDI. Chỉ số này sẽ cho ta thấy, một công ty nước ngoài thực sự tiêu bao nhiêu tiền ở Việt Nam. Có nhiều ý kiến quan ngại Việt Nam đang thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu nhưng tôi cho rằng không nên lo lắng quá vì FDI đầu tư vào các nhà máy, công xưởng… thì đương nhiên nhu cầu nhập khẩu nhiều, khi mà Việt Nam chưa thể sản xuất hết được.

Cái chính là Việt Nam cần phải cải thiện thể chế để việc giải ngân FDI được cải thiện hơn. Đó cũng là điều thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.

Ông NGUYỄN HỒ NAM,Tổng giám đốc Sacombank:Tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn tốt
 
Việt Nam có tiềm năng rất lớn là dân số trẻ, GDP đầu người thấp… dẫn đến nhu cầu về đầu tư, tiêu dùng lớn. Để nhìn nhận về khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tôi quan tâm đến chỉ số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Chỉ số này thể hiện khả năng chi tiêu của người dân Việt Nam và từ đầu năm đến nay đã thể hiện tốt. Đây là điều rất quan trọng bởi chỉ số trên sẽ hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế, sự lạc quan của người dân và điều này lại trùng với việc chỉ số trên giảm ở nhiều nước khi mà nền kinh tế chưa phục hồi.

Từ đó, tôi nhìn nhận lạc quan về hiệu quả các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Việt Nam và tôi nghĩ, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam chắc chắn cũng sẽ quan tâm đến chỉ số này.

Ông TONY SHALE,Tổng giám đốc Tập đoàn Euromoney Institutional Investor khu vực châu Á:
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài lạc quan với Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách quyết đoán trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, tỷ giá… theo kịp với những biến động của kinh tế thế giới và trong nước. Tôi đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài và nhận thấy họ hài lòng với những chuyển biến tích cực của kinh tế Việt Nam thời gian qua. Ngay cả chính sách gần đây về điều chỉnh tỷ giá, lãi suất cơ bản… cũng được họ nhìn nhận một cách tương đối tích cực. Đó là những cơ sở cho thấy Việt Nam vẫn hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.

(Theo SGGP Online)

  • Tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản
  • Thêm 180 triệu USD nâng cấp lưới điện nông thôn
  • Tăng giám sát, điều phối vốn ODA
  • Kêu gọi doanh nghiệp Mỹ đầu tư hơn nữa vào VN
  • Năm 2009 dự kiến vốn FII rút khoảng 500 triệu USD
  • 47.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Hậu Giang
  • Ưu đãi thuế DN Việt đầu tư tại nước ngoài
  • Dòng vốn đầu tư Việt kiều tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!