Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết quả đầu tư năm 2008 ở Hà Nội

Đường Trần Duy Hưng, tuyến đường đẹp
của Thủ đô.
Huy động vốn đầu tư xã hội năm 2008 ước đạt 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được kết quả nổi bật.

 

Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và tăng vốn dự kiến 300 dự án, tổng số vốn đăng ký 5 tỷ USD, tăng khoảng gấp hai lần so năm 2007, trong đó cấp mới cho 270 dự án với số vốn 4,4 tỷ USD; bổ sung tăng vốn 30 dự án với số vốn khoảng 0,6 tỷ USD; số vốn thực hiện ước 600 triệu USD, tăng 10%. Một số dự án đầu tư lớn được cấp phép: Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu GTEL Mobile (1,8 tỷ USD), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen (250 triệu USD), Công ty Dongriwon Develop-ment (219 triệu USD)... Triển khai thành lập và đưa vào hoạt động Phòng đăng ký kinh doanh số 2. Thành phố cấp đăng ký kinh doanh cho 12.500 doanh nghiệp, tăng 14,5%, với số vốn đăng ký 144.000 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2007.

 

Công tác xã hội hóa được tập trung chỉ đạo theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27-3-2008 của UBND thành phố. Triển khai xây dựng chín cơ chế, chính sách cụ thể trong các ngành, lĩnh vực. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 95 dự án với tổng số vốn đăng ký là 11.400 tỷ đồng. Nhiều dự án giao thông đô thị được đẩy mạnh theo hình thức đầu tư BT, mở rộng mặt hàng công ích... Ðôn đốc triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án BT trên địa bàn: đường trục phía bắc quận Hà Ðông, đường trục phía nam tỉnh Hà Tây cũ, do Tổng công ty công trình Giao thông 5 đầu tư, đường trục phát triển KT - XH Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ, do Tập đoàn Nam Cường đầu tư, đường Ðỗ Xá - Quang Sơn, đường từ Thành cổ Sơn Tây tới phía bắc đền Và.

 

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư qua phương thức BT, BOT, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào các dự án hạ tầng và dịch vụ trên địa bàn Thủ đô. Tập trung ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể  theo ngành, lĩnh vực về cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tập trung vào cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư theo đặc thù của Thủ đô (liên quan đến chấp thuận, giới thiệu địa điểm nghiên cứu lập dự án đầu tư,...). Huy động và khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nước; phấn đấu mức tăng tổng vốn đầu tư xã hội hơn 18%.

  • Ứng trước 4.500 tỷ đồng cho một số dự án cấp bách
  • Giải ngân 70% mức kế hoạch vốn ODA năm 2008
  • Ai còn đứng trong... “bóng tối”?
  • Nhà đầu tư Dubai ca ngợi Việt Nam
  • Qui định mới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
  • Thêm một dự án có vốn Nhật Bản đầu tư vào VSIP II
  • Bình Dương: Tín hiệu vui từ thu hút đầu tư nước ngoài
  • Giới thiệu cơ hội cho các nhà đầu tư vào tỉnh Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!