Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khơi dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào công nghệ

Việt Nam đang được xem là một thị trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực phát triển công nghệ.
 
Đại diện nhiều bộ, ngành, các quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ hàng đầu thế giới cùng hàng trăm doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam đã tham gia Hội nghị Thương mại công nghệ tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM, nhằm khơi mở chính sách giúp tác động đến sự lớn mạnh của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.

Ông Arthur Trueger, Chủ tịch Công ty quản lý Quỹ Berkeley International Capital (Mỹ) nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn Singapore trong việc kết nối với các nhà đầu tư công nghệ ở Thung lũng Silicon (Mỹ), nhưng lại chậm chân hơn trong các công việc cụ thể. “Hiện ở Việt Nam chỉ có 4 quỹ đầu tư mạo hiểm là Mekong Capital, IDG Venture VietNam, Dragon Capital, VinaCapital, trong khi thị trường lại rất lớn và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực này còn chưa rõ ràng”, ông Arthur Trueger nhận xét.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Arthur Trueger cho biết thêm, ông đã đến Việt Nam 4 lần để tìm kiếm các công ty nhỏ và giới thiệu cơ hội đầu tư cho các tập đoàn công nghệ lớn như Intel, IBM, Cisco… “Song vẫn chưa ai kể cho tôi nghe câu chuyện của riêng Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc, Singapore hay Thái Lan có các cơ quan đại diện chính phủ được thiết lập tại Thung lũng Silicon để tư vấn trực tiếp cho nhà đầu tư và kết nối họ với DN trong nước”, ông Arthur Trueger nói.

Theo ông Arthur Trueger, Việt Nam cần có những quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ... Trong quá trình thực hiện các quy định trên, Chính phủ cần thành lập riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, thì tiến tới ban hành một đạo luật riêng cho hoạt động này và thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam. “Vì xuất phát muộn hơn, nên Việt Nam cần chú trọng nghiên cứu chính sách của các quốc gia khác để có thể cạnh tranh trong việc thu hút vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm”, ông  Arthur Trueger nói.

Từ kinh nghiệm nhiều năm đầu tư vào Việt Nam và đang khá thành công với Dự án Vinagame, ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư IDG cho rằng, một trong những tài sản lớn nhất của Việt Nam chính là con người. Nguồn lực này đã tạo thành một thị trường công nghệ vô cùng hấp dẫn, xét cả ở góc độ phát triển lẫn tiêu thụ. Hơn nữa, với chi phí hoạt động còn thấp và với dân số trẻ, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho các DN trong nước và quốc tế nhắm đến. Trong khoảng hơn 10 năm tới, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm quan trọng để phát triển công nghệ.

“Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ là đầu tư mạo hiểm, thời gian thu hồi vốn dài và xác suất thất bại rất cao, nên các chính phủ rất ít khi tham gia vào lĩnh vực này. Vì vậy, để tạo được một Google, Facebook của Mỹ hay Vinagame tại Việt Nam, thì quỹ đầu tư mạo hiểm phải cân nhắc rất kỹ mọi vấn đề pháp lý, công nghệ, nhân lực... và yêu cầu về lợi nhuận thông thường gấp 20 lần số vốn bỏ ra”, ông Hoàng cho biết.

Đồng quan điểm với ông Hoàng, ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tinh thần mạo hiểm và sáng tạo tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ. “Để thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, Chính phủ Việt Nam nên miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương vụ. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích các kênh tín dụng khác hỗ trợ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm, nhằm gia tăng lượng cung vốn trên thị trường”, ông Phúc đề xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng nêu rõ, ngoài kế hoạch, ý tưởng kinh doanh tốt, các DN Việt Nam còn phải thể hiện sự minh bạch về tài chính như hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, liên kết chặt chẽ với các tổ chức công, hiệp hội, định chế tài chính, DN trong ngành... nhằm tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.

Cũng theo ông Lạng, việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm vào công nghệ cao từ nguồn vốn ngân sách là không khả thi. “Giải pháp tốt nhất là Nhà nước góp vốn liên kết với các tổ chức tài chính có uy tín, nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý quỹ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm của quốc gia. Nhà nước chỉ nên góp vốn cổ phần vào các quỹ này, với mục đích tạo dựng niềm tin và khuyến khích đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới, không nên can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của các quỹ liên doanh”, ông Lạng nói.

(Theo Báo đầu tư)

  • Đức hỗ trợ 300 triệu euro cho Việt Nam trong 2 năm tới
  • Ngân hàng Mizuho tài trợ vốn cho dự án Lọc dầu Nghi Sơn
  • Nhà đầu tư ngoại tính lấp đầy “room” tại ABBank
  • Tỷ phú Nga nắm hơn 30% cổ phần tại các dự án của BP tại Việt Nam
  • Nhiều triển vọng đầu tư cho doanh nghiệp VN - Anh
  • Đầu tư ở Việt Nam đang hấp dẫn Mỹ
  • Đan Mạch hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
  • Nhà đầu tư Mỹ, Nhật vẫn quan tâm tới Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!