Đối với quy trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị các địa phương “cần lưu ý về quy mô vốn của dự án đối với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên như đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, khoáng sản…” - Ảnh: Việt Tuấn.
Đó là khẳng định của một lãnh đạo cấp vụ của Cục Đầu tư nước ngoài với VnEconomy, trước những lo ngại quanh việc vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký tháng 1/2009 được công bố chỉ đạt con số gây "sốc" là 185 triệu USD.
Con số 185 triệu USD trong tháng 1/2009 chỉ bằng 12,5% vốn FDI đăng ký trong tháng 12/2008 là 1,47 tỷ USD, và bằng 11% so với cùng kỳ năm 2008.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của quan chức nói trên, lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 2/2009, cho đến hiện tại, đã ở mức trên 5 tỷ USD.
Như vậy, "có thể khẳng định vốn đăng ký giảm mạnh trong tháng 1 vừa qua không thể hiện xu hướng giảm sút luồng vốn FDI, cũng như không thể cho rằng các nhà đầu tư ngoại đã kém mặn mà với Việt Nam", quan chức này nói.
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cũng tỏ ra không lo ngại về con số vốn đăng ký tháng 1/2009. “Con số như thế chưa phản ánh hết tình hình của tháng 1”, ông Thắng nói.
Theo giải thích của đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, số vốn đăng ký tháng 1/2009 được tính đến ngày 20 để phục vụ cuộc họp thường kỳ của Chính phủ. Tuy nhiên, con số báo cáo về từ các địa phương trong tháng qua không đầy đủ, nhiều nơi không kịp gửi nên số liệu công bố chưa đầy đủ.
Theo ông Phan Hữu Thắng, hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Việt Nam, nhiều dự án đang xúc tiến để được cấp chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề phụ thuộc chủ yếu vào việc cấp phép của cơ quan chức năng.
Nếu các địa phương triển khai nhanh chóng việc cấp phép cho các dự án có thể cấp phép, xem xét việc đảm bảo vốn đăng ký theo mục tiêu dự án… thì việc thu hút FDI khoảng 20 tỷ USD không phải là nhiệm vụ khó thực hiện trong năm 2009, ông Thắng nói.
Đối với lượng vốn FDI giải ngân của năm nay, trong một cuộc trao đổi gần đây với VnEconomy, ông Phan Hữu Thắng nói Cục Đầu tư nước ngoài sẽ phấn đấu để không “thua kém” mức đạt được trong năm 2008, là 11,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong khi các “siêu” dự án FDI đóng góp lớn vào thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của năm 2008, ngay trong Cục Đầu tư nước ngoài cũng xuất hiện nhiều quan điểm tỏ ra thận trọng khi nói về “bảng vàng” này.
Vị lãnh đạo cấp vụ được trích dẫn ở trên cho rằng nên xem xét cẩn trọng khi cấp phép đối với các “siêu” dự án FDI, đặc biệt là về quy mô vốn và diện tích đất.
Lý do được vị này nhắc đến là lãng phí tài nguyên đất, vừa ảnh hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi đất, vừa mất diện tích đất đáng lý có thể cho dự án khác thuê. "Vấn đề này xảy ra ở không ít dự án", ông nói.
Đối với quy trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị các địa phương “cần lưu ý về quy mô vốn của dự án đối với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên như đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, khoáng sản…”.
Một vấn đề nữa cũng được đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây là hiệu quả đem lại của nhiều “siêu” dự án lớn có tương xứng với quy mô của nó?
Bên cạnh những dự án rất lớn, có diện tích thu hồi đất hàng trăm ha, nhưng triển khai rất chậm, có những dự án như của Honda chẳng hạn, quy mô chỉ gần 300 triệu USD, diện tích 2-3 chục ha nhưng giải quyết cho hơn 4.000 lao động, hàng năm vẫn nộp ngân sách cho địa phương gần 1.000 tỷ đồng.
“Theo tôi, trong thời gian tới chúng ta nên tập trung vào những dự án quy mô 200-300 triệu nhưng có thể giải ngân nhanh, đi vào hoạt động ngay”, một chuyên gia về chính sách của Cục Đầu tư nước ngoài bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, cũng cần "soi" kỹ các dự án liên quan đến vấn đề môi trường, đến khai thác tài nguyên, khoáng sản..., chuyên gia nói trên lưu ý.
Liên quan đến vấn đề dự án chậm triển khai, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng kiến nghị cần “tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn”.
Đầu năm nay, sau khi lên tiếng muốn đầu tư vào Việt Nam, đại gia dầu khí Mỹ-Tập đoàn Exxon Mobil lập tức tiến hành khảo sát, lên kế hoạch xây dựng dự án điện khí 20 tỷ USD tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.
Trong 4 tháng đầu năm nay, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài đã đổ dồn vào VN với số vốn đăng ký đạt 8,2 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có rất nhiều dự án tỉ USD.
TPHCM đang nghiên cứu xây dựng 8 tuyến xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) với tổng chiều dài 126 km chạy dọc theo các trục đường chính từ chợ Bến Thành đi các quận, huyện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản số 465/BC-BKH trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 năm 2006 - 2008 và định hướng thu hút FDI cho năm 2009 - 2010.
Ngày 9/2, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu, đã tham dự buổi thuyết trình báo cáo đánh giá chính sách đầu tư của Việt Nam do Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) chủ trì soạn thảo, tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ.
Chủ động tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai thực hiện Ðề án cải thiện môi trường đầu tư.
Với tổng nguồn vốn đầu tư năm 2009 khoảng 153.186 tỷ đồng, Bộ Công thương đang tập trung đầu tư tăng năng lực sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu một số ngành hàng, trong đó có các dự án năng lượng, nhà máy lọc dầu Dung Quất, khai thác than, sản xuất phôi thép, thép tấm, sản xuất phân bón, bột giấy, các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng...
Tỉnh Bến Tre chỉ cách TP Hồ Chí Minh hơn 80 km, vị trí này có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kể từ xuân Kỷ Sửu 2009 này, khi cầu Rạch Miễu đã chính thức được đưa vào sử dụng, hành khách đến với Bến Tre đã không phải chịu cảnh “qua sông lụy phà”. Đây là giai đoạn mới để Bến Tre tăng tốc thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Chính phủ vừa ban hành quy chế mới về quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, theo đó, sẽ siết chặt việc đầu tư vào các lĩnh vực "nhạy cảm" như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
Quy chế này bổ sung thêm điểm mới là trong đấu thầu dự án có vốn ODA sẽ có thêm bên thứ ba độc lập giám sát.
152 tập đoàn kinh tế và Tổng Cty trong nước tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An vào ngày hôm qua (07/2) với 24 dự án lớn được ký kết và tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.