Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Phát triển bền vững khu vực kinh tế này là nhiệm vụ rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
Bứt phá cả về lượng và chất
Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, trong 11 tháng đầu năm nay, nước ta có thêm 1.059 dự án FDI được cấp phép, đạt tổng vốn đăng ký 59 tỷ USD; cộng với gần 1,1 tỷ USD của 242 lượt dự án đăng ký tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động, tổng vốn đăng ký FDI đã đạt hơn 60 tỷ USD, gấp sáu lần kết quả của cả năm 2006 và ba lần cả năm 2007. Như vậy, sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nước ta đã thu hút thêm 2.504 dự án mới cùng với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 80,4 tỷ USD, gấp gần 1,3 lần kết quả của cả những năm trước (1988 - 2006).
FDI tại Việt Nam đã có bước chuyển biến cả về lượng và chất. Trước đây, trong tốp dẫn đầu về vốn và công nghệ, chủ yếu là những nước và vùng lãnh thổ châu Á, châu Âu, thì nay đã có sự góp mặt của Ca-na-đa, Hoa Kỳ... cùng với sự tham gia ngày càng lớn một số khu vực như Ấn Ðộ, Trung Ðông... FDI từng tập trung chủ yếu vào một số địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu..., nay đã hướng mạnh tới Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Kiên Giang... Chiến lược xây dựng và phát triển các vùng kinh tế ven biển đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Ðặc biệt, trong hai năm vừa qua đã xuất hiện một số dự án công nghiệp quan trọng, như lọc hóa dầu tại Thanh Hóa, sắt thép tại Hà Tĩnh... cùng với một số dự án quy mô đầu tư lớn trong lĩnh vực dịch vụ và bất động sản, như xây dựng khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, trung tâm đại học quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế phù hợp yêu cầu sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.
Ðạt được kết quả nêu trên, trước hết nhờ môi trường đầu tư tại Việt Nam không ngừng cải thiện, trong đó, sự ổn định an ninh chính trị luôn đóng vai trò hàng đầu. Ðường lối đối ngoại nhất quán "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế..." đã cuốn hút nhà đầu tư từ các châu lục. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng được hoàn thiện cùng với việc thực hiện theo lộ trình cam kết WTO và nền kinh tế phát triển năng động đã và đang tạo ra động lực thúc đẩy làn sóng FDI mới "đổ bộ" vào Việt Nam. Thêm vào đó là hiệu quả của các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và Chính phủ liên tục trong thời gian qua. Ðiều này được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm mới đây khẳng định: Ngoại giao kinh tế đã góp phần tạo dựng nền tảng vật chất cho mối quan hệ ngày càng đan xen về lợi ích giữa Việt Nam với các nước, trong đó FDI là mảng quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
FDI là một bộ phận quan trọng
Trong số gần 9.700 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 145 tỷ USD, có hơn 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Ðây là một phần quan trọng của nền kinh tế đất nước. Tính tới cuối tháng 11-2008, khu vực kinh tế này chiếm hơn 40,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, nếu không tính dầu mỏ và khí đốt thì chiếm hơn 35%, tăng mạnh so với tỷ trọng 22,2% và 30,9% của năm 2000. Ðó là tính theo giá cố định năm 1994, nếu tính theo giá thực tế, khu vực doanh nghiệp này hiện đóng góp gần 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
Trong tình hình lạm phát và chi phí đầu vào tăng cao, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI 11 tháng đầu năm nay vẫn tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tốc độ tăng trưởng sản xuất của công nghiệp nhà nước chỉ tăng 5,6% và công nghiệp ngoài quốc doanh chỉ tăng 20,4%. Ðặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, khu vực doanh nghiệp FDI đã đóng góp 55,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 11 tháng đầu năm nay (năm 2000 mới chiếm 45,4%), nếu không tính dầu thô, chiếm hơn 38,4%.
Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), chưa tính 9,94 tỷ USD thu từ xuất khẩu dầu thô, tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp FDI 11 tháng đầu năm 2008 ước đạt 45,45 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2007, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh và kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu của đất nước. Hiện có hơn 1,45 triệu người đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI (tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước), tuy đời sống của người lao động, nhìn chung, chưa được cải thiện rõ nét và còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tay nghề và trình độ chuyên môn của họ không ngừng được nâng cao.
Một trong những hạn chế cơ bản của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay là sức hấp thụ yếu, khoảng cách giữa vốn đăng ký cấp mới và vốn thực hiện ngày càng lớn. Vốn thực hiện mới đạt 10 tỷ USD so với hơn 60 tỷ USD vốn đăng ký trong 11 tháng đầu năm nay là một minh chứng khá rõ nét. Tuy nhiên, vẫn cần ghi nhận kết quả đó, bởi theo Cục Ðầu tư nước ngoài, mức giải ngân này đã tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước (trong đó phần góp của bên Việt Nam chỉ chiếm 10 - 12%). Hơn nữa, đây là mức kỷ lục so với các mức giải ngân 7,1 tỷ USD của thời kỳ 1991 - 1995, 13,5 tỷ USD của thời kỳ 1996 - 2000, 14,3 tỷ USD của 2001 - 2005 và 8,7 tỷ USD của hai năm 2006 - 2007.
Ðạt được kỷ lục này một phần do những dự án có quy mô đầu tư lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2006 đến nay chủ yếu thuộc các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; mặt khác, tiến độ giải phóng mặt bằng cho dự án (khâu trở ngại đầu tiên trong triển khai dự án) đã và đang được các bộ ngành, chính quyền các địa phương đốc thúc quyết liệt. Việc ký kết hợp đồng san lấp mặt bằng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn diễn ra vừa qua với "chiến dịch 30 ngày đêm cho mục tiêu san lấp 25.000 m3/ngày" là biểu hiện tinh thần quyết tâm thực hiện dự án của phía Việt Nam.
FDI đã từng là một trong những nhân tố quan trọng giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng của thời kỳ 1995 trở về trước và cũng sẽ đóng vai trò không kém trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu không bỏ lỡ cơ hội đầy hứa hẹn sắp tới và vượt qua thách thức của chính mình.
Đầu năm nay, sau khi lên tiếng muốn đầu tư vào Việt Nam, đại gia dầu khí Mỹ-Tập đoàn Exxon Mobil lập tức tiến hành khảo sát, lên kế hoạch xây dựng dự án điện khí 20 tỷ USD tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.
Trong 4 tháng đầu năm nay, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài đã đổ dồn vào VN với số vốn đăng ký đạt 8,2 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có rất nhiều dự án tỉ USD.
TPHCM đang nghiên cứu xây dựng 8 tuyến xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) với tổng chiều dài 126 km chạy dọc theo các trục đường chính từ chợ Bến Thành đi các quận, huyện.
Ngày 10-12, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp Jorsa (Hiệp hội xuất khẩu đầu máy toa xe Nhật Bản) tổ chức hội thảo về đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đây là một trong ba dự án chiến lược được Chính phủ Nhật Bản cam kết viện trợ vốn ODA.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của Trung tâm Nhiệt điện và cảng Kiên Lương dự kiến là 2,5 tỷ USD, vốn đầu tư chính xác sẽ được xác định sau khi đấu thầu.
Trong các ngày từ 9 đến 11-12, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các chuyên gia Nhật Bản có chuyến khảo sát về môi trường đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu “Chiến lược công nghiệp hóa kiểu mới cho các quốc gia Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam” của Viện nghiên cứu Kinh tế Đông Á.
Tính đến nay, cả nước thu hút hơn 61 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới nay và cao gấp gần 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, việc vốn FDI đăng ký lớn cũng là áp lực trong việc thu hẹp khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện; bên cạnh đó là sự mất cân đối trong các lĩnh vực thu hút FDI.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng (IPC Đà Nẵng) cho biết năm 2008 Đà Nẵng đã thu hút mới 22 dự án dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án tăng với tổng mức đầu tư là 804,26 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các DN Việt Nam vẫn diễn ra theo hướng chủ động, với hơn 50 dự án thông qua tổng vốn đăng ký hơn 500 triệu USD.
Sáng ngày 8-12, Đoàn Viện Quốc tế về Thương mại và phát triển Thái Lan có buổi làm việc với Trung tâm Thông tin xúc tiến thương mại Đà Nẵng về đề tài “Cơ hội đầu tư vào Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây”.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.