Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 3: Giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng cao

Sản xuất ở một nhà máy của doanh nghiệp FDI tại TPHCM - tinkinhte.com
Sản xuất ở một nhà máy của doanh nghiệp FDI tại TPHCM - Ảnh: Quốc Hùng

Báo cáo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nguồn vốn thu hút mới tiếp tục giảm, trong khi vốn giải ngân tăng cao.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn FDI trong tháng 3 ước đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong quí 1 năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ đô la, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh hiện nay cũng như phù hợp với chủ trương thúc đẩy giải ngân nguồn vốn trong định hướng thu hút vốn FDI năm nay.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, tình hình giải ngân vốn FDI năm nay đang có xu hướng tăng lên từng tháng rõ rệt. Cụ thể, tháng 1 giải ngân được 400 triệu đô la; tháng 2 đạt 700 triệu đô la và tháng 3 đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ. Kết quả này vượt cả vốn thu hút đầu tư mới của 3 tháng đầu năm nay.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 3 cả nước có thêm 51 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 308 triệu đô la Mỹ. Cộng dồn 3 tháng đầu năm có gần 140 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,92 tỉ đô la Mỹ, bằng 59,1% về số dự án và 59,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, trong 3 tháng qua, cả nước có 41 dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 215 triệu đô la, bằng 51,3% về số dự án nhưng chỉ tương đương 5,2% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, vốn FDI cả cấp mới và tăng thêm trong quí 1 đạt 2,14 tỉ đô la, bằng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong 3 tháng qua với hơn 900 triệu đô la; tiếp đến là TPHCM đạt 448 triệu đô la.

Với dự án kho ngầm dầu khí có tổng vốn đầu tư đăng ký 340 triệu đô la tại khu kinh tế Dung Quất vừa được cấp phép, Quảng Ngãi đã lọt vào top 3 địa phương có vốn FDI cao trong 3 tháng qua. Dự án này có 29% vốn thuộc về một số công ty con của tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 71% vốn còn lại thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc và Hồng Kông.

Với 980 triệu đô la vốn đăng ký đầu tư trong 3 tháng qua, Mỹ đứng đầu các quốc gia có vốn đăng ký cao nhất vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ hai với 585 triệu đô la Mỹ, Singapore đứng thứ ba với gần 147 triệu đô la Mỹ...

(Theo Quốc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • 765 tỷ đồng đảm bảo an toàn thông tin quốc gia
  • Đầu tư 80 triệu USD cho nhà máy ethanol tại Bình Phước
  • Chủ đầu tư 'phân trần' về chỗ đỗ xe tiền tỷ
  • Quy định việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
  • Gần 900 triệu USD đầu tư vào Campuchia
  • 3.000 tỷ đồng đầu tư khu đô thị mới
  • Đầu tư 6.000 tỷ đồng xây kho ngầm chứa xăng dầu quy mô lớn nhất Việt Nam
  • Đầu tư 35 triệu USD cải tạo sông Tô Lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!