Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chững lại

Nếu như 2008 là năm thành công rực rỡ trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 64 tỷ USD trong cả nước, 1,6 tỷ USD vào Hải Phòng thì năm 2009 được dự báo là một năm có nhiều khó khăn trong thu hút vốn FDI, ảnh hưởng tất yếu từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới.

Trong tháng 1, thành phố cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,6 triệu USD, chỉ bằng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 2 dự án đến từ nhà đầu tư Hồng Kông và Trung Quốc sản xuất đồ chơi trẻ em và các sản phẩm nhựa; 1 dự án đến từ nhà đầu tư Ma-lai-xi-a trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ. Trong đó, dự án lớn nhất là của Công ty TNHH Wenn- Tower (Trung Quốc) với số vốn đăng ký “khiêm tốn” là 3,5 triệu USD. Nếu so với mức vốn FDI thành phố thu hút tháng 1-2008 là 48,5 triệu USD, thì con số trên quả là đáng lo ngại. Đây cũng là tình hình chung của cả nước. Cả nước thu hút 200 triệu USD vốn FDI, giảm tới 8,5 lần so với tháng 1- 2008. Hầu hết các dự án đều có quy mô nhỏ, dự án lớn nhất có mức vốn đăng ký 20 triệu USD, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ giải ngân trong tháng cũng rất thấp, chỉ bằng 70% so với cùng năm trước.           

Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch- Đầu tư), trong tháng tới, tình hình thu hút vốn FDI sẽ khả quan hơn. Một số dự án lớn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ đang được các tỉnh xem xét để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút 1 tỷ USD trong năm 2009. Theo nhận định của Phó Chủ tịch UBND thành phố Đan Đức Hiệp, mục tiêu này khá “căng” trong bối cảnh chung. Song để đạt yêu cầu phát triển, chúng ta cần huy động được lượng vốn FDI đó. Thành phố tiếp tục có nhiều giải pháp như đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp…           

Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng là cần đẩy nhanh việc giải ngân các dự án FDI đăng ký trong năm 2008 và các năm trước. Đến nay, toàn thành phố có 274 dự án FDI còn hiệu lực giấy chứng nhận đầu tư với gần 4,2 tỷ USD vốn đăng ký. Trong đó, tổng vốn FDI đưa vào thực hiện mới đạt 42,5%. Một số dự án lớn như Khu tổ hợp Sông Giá, Khu đô thị và công nghiệp Bắc Sông Cấm (huyện Thủy Nguyên), Khu công nghiệp An Dương, Nhà máy phôi thép Úc…đang tích cực triển khai. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà thầu thi công…để đẩy nhanh tiến độ dự án và tiến độ giải ngân vốn. Đây cũng là biện pháp kích cầu đầu tư, góp phần thực hiện tốt chủ trương chống suy giảm kinh tế và tạo đà phát triển kinh tế- xã hội thành phố ngay từ những tháng đầu, quý đầu năm 2009.

 

(Theo báo Hải phòng)

  • Minh bạch trong đấu thầu
  • Có thể mở cửa sớm một số lĩnh vực dịch vụ để thu hút FDI
  • Cần Thơ cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ?
  • Dù khó khăn nhưng đầu tư tại Việt Nam vẫn lãi
  • Tháng 1, thu hút vốn FDI đạt hơn 200 triệu USD
  • TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục thu hút vốn FDI vào các dự án trọng điểm
  • Đồng Nai cần thu hút đầu tư các dự án công nghệ tiên tiến
  • Năm 2009: Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!