Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 ngân hàng tham gia thúc đẩy hoạt động thương mại

 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký thỏa thuận tài chính với 8 ngân hàng của Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại.  ADB sẽ ký với 2 ngân hàng khác nữa trong thời gian tới.

8 ngân hàng mà ADB đã ký thỏa thuận vào sáng nay (20/5) tại Hà Nội là: Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB).

Philip Erquiaga, Vụ trưởng Vụ hoạt động của Khu vực tư nhân của ADB cho rằng, nguồn tín dụng tài trợ cho các hoạt động thương mại đang giảm đi ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Các thỏa thuận này sẽ giúp ADB hợp tác cùng với các ngân hàng của Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, giúp duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

Như vậy, các thỏa thuận trên được ký vào thời điểm cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến nhiều tổ chức tài chính ngày càng hạn chế cho vay do cần bảo toàn nguồn vốn của mình. Không thể hỗ trợ tài chính cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sẽ làm trầm trọng và kéo dài thêm tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Và đây là vấn đề mà các quốc gia châu Á có hoạt động xuất khẩu tích cực như Việt Nam đang gặp phải.  

ADB cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 19% trong tháng 4 xuống còn 4,3 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 35% xuống còn 5,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái theo ước tính của cơ quan hải quan Việt Nam. Điều này đã khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam ở mức 1,2 tỷ USD trong tháng 4 sau khi có có xuất siêu trong 3 tháng đầu năm.  

Các thỏa thuận này là một phần của Chương trình Hỗ trợ tài chính thương mại (Chương trình TFFP) mở rộng có trị giá 1 tỷ USD của ADB. Dự kiến,chương trình sẽ huy động tổng cộng 15 tỷ USD hỗ trợ cho các hoạt động thương mại tại châu Á tính đến cuối năm 2013. Nguồn tài chính từ Chương trình TFFP có thể được cả các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sử dụng.

Ngoài 8 ngân hàng trên, ADB sẽ ký thỏa thuận tương tự với 2 ngân hàng nữa trong thời gian tới, nâng tổng số các ngân hàng Việt Nam tham gia chương trình lên 10.

(Theo Thanh Hương // Báo Hanoimoi Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!