Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bốn kiến nghị của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

picture
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng cần nghiên cứu những tác động có thể phát sinh sau ngày 25/11/2012 khi các ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động cho vay, huy động vàng.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa có báo cáo đánh giá về kinh tế Việt Nam, trong đó đưa ra bốn kiến nghị cho công tác điều hành kinh tế trong thời gian tới.

Theo cơ quan này, Việt Nam cần tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý và đặc biệt ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát theo hướng chủ động tức là thực thi chính sách “lạm phát mục tiêu”.

Để đạt được mục tiêu đó, thứ nhất, cần tính toán và có những bước đi thận trọng trong việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ. Trước mắt tạm thời chưa điều chỉnh thêm giá trong tháng 10 để củng cố tâm lý thị trường.

Thứ hai, cần nghiên cứu những tác động có thể phát sinh sau ngày 25/11/2012 khi các ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động cho vay, huy động vàng. Ngân hàng Nhà nước cần sớm công bố chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người dân cũng như của các chủ thể trong nền kinh tế liên quan đến vàng bao gồm: quyền và điều kiện huy động vàng trong xã hội hoặc giữ hộ vàng cho dân; chuyển nhượng, mua bán; cơ chế xuất nhập khẩu vàng và cơ chế đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế…

Thứ ba, cần tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy thị trường tiền tệ liên ngân hàng để thị trường này đóng vai trò là nơi điều tiết tiền tệ, giải quyết vấn đề thanh khoản của các ngân hàng khó khăn tạm thời, và Ngân hàng Nhà nước với tư cách là “người cho vay cuối cùng” chỉ can thiệp hỗ trợ khi thị trường không điều tiết được.

“Giải pháp ngắn hạn này cùng với giải pháp mang tính cơ bản hơn là giải quyết nợ xấu ngân hàng, cơ cấu lại tổ chức tín dụng sẽ tạo nền tảng để khắc phục một cách cơ bản những bất cập hiện nay trên thị trường tiền tệ - nguyên nhân gây trở ngại nhiều cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng”, bản báo cáo của Ủy ban viết.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp hữu hiệu bao gồm cả việc tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng vượt trần lãi suất.

Thứ tư, trong điều kiện thị trường đang chịu nhiều sức ép tâm lý, thông tin chính sách trở nên vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách với những nội dung rõ ràng, đầy đủ về quan điểm, giải pháp khắc phục những vấn đề nóng trên thị trường sẽ có tác dụng hết sức lớn.

“Đây phải được coi là một giải pháp cơ bản trong thời điểm hiện nay, góp phần khắc phục tâm lý “kỳ vọng lạm phát” và củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, bản báo cáo viết.

Đánh giá tổng thể về kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng có hai vấn đề nổi cộm là lạm phát tháng 9 đã tăng vọt lên 2,2% so với tháng 8 và thị trường tiền tệ ngân hàng xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo mới.

Về lạm phát, đây là mức tăng cao nhất trong 16 tháng qua và đáng lưu ý là CPI tăng vào tháng 9 ở mức cao là ngoài quy luật của những năm gần đây. Theo tính toán của Ủy ban này, nếu loại trừ yếu tố thời vụ (điều chỉnh lại phí giáo dục và giá dược phẩm, y tế) thì CPI tháng 9 là 1,05% và CPI lõi sau khi điều chỉnh yếu tố thời vụ là 0,70%. Như vậy CPI tháng 9 tăng cao không phải do tác động của chính sách vĩ mô song mức biến động mạnh này rất dễ gây tâm lý tiêu cực, có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng cũng như giới kinh doanh.

Trong điều kiện “lạm phát kỳ vọng” của Việt Nam vẫn rất lớn, việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ cơ bản theo giá thị trường cần được tính toán lựa chọn cả về thời điểm và mức điều chỉnh.

Trong khi đó, thị trường tiền tệ ngân hàng xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo cần được quan tâm sát sao. Lãi suất huy động đã có dấu hiệu tăng vượt trần quy định từ đầu tháng 9 và đó là chỉ báo cho thấy một số ngân hàng có thể có khó khăn về thanh khoản. Khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại và điều này sẽ buộc Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách linh hoạt hơn trong việc hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng gặp khó khăn dù chỉ tạm thời.

(Theo Vneconomy)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • “Tăng trưởng thị trường trái phiếu Việt Nam đứng đầu Đông Á”
  • Hà Nội: Tín dụng tăng gần 1% trong tháng 8
  • Nợ xấu ngân hàng Việt Nam qua “lăng kính” của Moody’s
  • Giá đô la lên kịch trần, giá vàng cũng tăng mạnh
  • Có 6 tháng chuyển đổi mua bán vàng miếng
  • Thực sự T+3: “Giúp tăng thanh khoản cho thị trường”
  • Công ty chứng khoán: 2/3 phá sản
  • Tín dụng kỳ vọng nửa cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!