Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình khuyến công quốc gia: Vốn ít - động lực nhiều

Trung tâm thành phố Thái Nguyên

Trung tâm thành phố Thái Nguyên

Năm 2009, Chương trình Khuyến công quốc gia sẽ dành 1,5 tỷ đồng để hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên triển khai 10 dự án phát triển công nghiệp địa phương (CNĐP). Điều đáng mừng là nguồn vốn hạn hẹp như “muối bỏ biển” này lại đang phát huy tác dụng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quốc Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên xung quanh vấn đề nay.
 

- Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của nguồn kinh phí khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn - CNNT (gọi tắt là kinh phí khuyến công)?


Kinh phí khuyến công quốc gia được thành lập từ năm 2004 nhưng đến năm 2005 mới được cấp nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 10 tỷ đồng, năm 2007 là 20 tỷ đồng, năm 2008 là 50 tỷ đồng và năm 2009 này tăng lên 80 tỷ đồng. Tôi cho rằng với mức tăng trưởng nguồn vốn từ 50-100% mỗi năm, nguồn kinh phí cho công tác khuyến công cho đến nay đã được cải thiện rất nhiều. Việc tăng kinh phí khuyến công là cần thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là làm sao để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này.
 
Cũng phải hiểu rằng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là có hạn do vậy kinh phí khuyến công chỉ có tính chất hỗ trợ, khuyến khích cho DN phát triển, chứ không thể thay cho nguồn vốn đầu tư của DN.


- Một số DNNVV đã từ chối sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình vì cho rằng nguồn vốn này không “thấm tháp” so với thời gian mà họ phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục. Ý kiến của ông về điều này?

Kinh phí khuyến công quốc gia là từ vốn ngân sách, vì vậy việc sử dụng vốn ngân sách phải tuân thủ các quy định của nhà nước. Các thủ tục giải ngân và thanh quyết toán hiện nay của quỹ khuyến công đã được cải tiến và cũng không phức tạp hơn so với các chương trình mục tiêu quốc gia khác.


Theo tôi, lý do khiến các DN không “mặn mà” với nguồn quỹ khuyến công là do kinh phí hỗ trợ quá nhỏ. Kinh phí một đề án khuyến công cho một DN tối đa chỉ vài trăm triệu đồng trong khi dự án của DN đó có vốn đầu tư lên tới vài tỷ thậm chí hàng chục tỷ đồng. Thêm vào đó, các thủ tục mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng vẫn phải mất khá nhiều thời gian từ khâu lập dự án ở địa phương, qua tỉnh, lên Trung ương thẩm định và xét duyệt, sau đó mới triển khai thực hiện, rồi các thủ tục thanh, quyết toán... Vì vậy, không ít trường hợp, DN không “mặn mà” với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.


- Để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, một số chuyên gia cho rằng chương trình khuyến công nên lồng ghép vào các chương trình mục tiêu khác của tỉnh. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?


Mỗi chương trình mục tiêu quốc gia đều có một mục tiêu, phạm vi và đối tượng riêng. Nếu một dự án khuyến nông trực tiếp giúp cho nông dân thoát nghèo thì dự án khuyến công lại hướng tới giúp các DN công nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Vì vậy, nếu đem lồng ghép các chương trình vào với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo của một cơ quan  thì việc triển khai tổng thể chương trình sẽ không thể đạt được hiệu quả mong muốn.


Tuy nhiên, sự phối hợp đồng bộ trong triển khai giữa các chương trình mục tiêu sẽ giúp các chương trình này phát huy hiệu quả cao hơn. Nói cách khác, một chương trình này được triển khai tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để chương trình kia triển khai tốt hơn.


Ví dụ, ở Thái Nguyên, dự án khuyến nông giúp nông dân xóa đói giảm nghèo bằng trồng cây chè theo hướng công nghiệp sẽ tạo điều kiện  cho một dự án khuyến công về chế biến chè tại cùng địa phương hoạt động hiệu quả do DN chế biến tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, như vậy vừa giúp DN tiết kiệm được chi phí, vừa chủ động hơn trong sản xuất. Cùng đó, dự án giao thông nông thôn cũng sẽ giúp mở mang đường xá, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chè của địa phương.


Trong trường hợp này, cả ba dự án thuộc ba chương trình mục tiêu khác nhau nhưng cùng phục vụ một mục tiêu duy nhất là cải thiện thu nhập cho người dân và DN địa phương, giúp kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.


- Theo ông chương trình khuyến công ở Thái Nguyên nên tập trung vào những vấn đề cụ thể nào để sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước ?

Hiện nay, các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phần lớn là các DNNVV nên khó khăn cố hữu chính là năng lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ công nghệ còn hạn chế. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, chương trình khuyến công của Thái Nguyên nên tập trung vào việc hỗ trợ, tư vấn cho các DNVVN lựa chọn công nghệ phù hợp, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm.


Bên cạnh đó, chương trình khuyến công của tỉnh tới đây cần tập trung vào công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân; xây dựng và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống của tỉnh như chế biến chè, vải, nhãn...


- Xin cảm ơn ông !

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ
  • Thiếu tiền làm dự án, thừa tiền gửi ngân hàng
  • ADB phê duyệt khoản tín dụng 72 triệu USD
  • Quản lý nợ công: Không bao gồm nợ của doanh nghiệp
  • Petro Vietnam xin lập quỹ đầu tư tài chính
  • Qui định mới trong chỉ định thầu với những gói thầu cấp bách
  • Đề xuất giãn thu thuế TNCN từ 1 đến 2 năm
  • Khai trương Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!