Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải ngân vốn TPCP sắp cán đích

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Năm 2010, các dự án giao thông và thuỷ lợi được giao kế hoạch vốn trái chính phủ (TPCP) 40.010 tỷ đồng; các dự án y tế được giao kế hoạch vốn TPCP 5.600 tỷ đồng; các dự án giáo dục được giao 6.180 tỷ đồng.
 
Theo số liệu của Bộ Tài chính thì trong 10 tháng đầu năm, nguồn vốn TPCP đã giải ngân đạt tương ứng 31.690 tỷ đồng; gần 4.316 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng.

Nguồn vốn TPCP giải ngân khá nhất thuộc lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi (đạt trên 79% kế hoạch); tiếp theo là lĩnh vực y tế (đạt trên 77% kế hoạch). Mặc dù đến thời điểm này lĩnh vực y tế mới hoàn thành giải ngân được khoảng 74,5% kế hoạch vốn TPCP trong năm nay, nhưng năm 2010 vẫn là năm đạt tốc độ giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Với kết quả này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Cao Viết Sinh dự báo, năm 2010 hoàn toàn có thể giải ngân 100% số vốn TPCP năm 2010 và số vốn TPCP năm 2009 chuyển qua (khoảng 12.000 tỷ đồng), tăng tới gần 48% so với số vốn thực hiện trong năm 2009.

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua kế hoạch nguồn vốn TPCP năm 2011 là 45.000 tỷ đồng, giảm 34% (tương đương giảm 11.000 tỷ đồng) so với số vốn giải ngân năm 2010. Tuy nhiên, theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thì năm 2011 chỉ nên phát hành 40.000 tỷ đồng và tiếp tục giảm dần vào những năm sau để giảm bội chi ngân sách. Các dự án dự kiến được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP chuyển dần sang nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công trình hoặc thực hiện đầu tư bằng hình thức BOT, BT, BTO và PPP (hợp tác công tư).

Ngày mai, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Theo dự kiến của Chính phủ thì năm 2011 bội chi ngân sách vào khoảng 125.100 tỷ đồng, tương đương 5,5% GDP.

Để xử lý khoản tiền bội chi này, Chính phủ dự kiến sẽ vay nợ trong nước 97.100 tỷ đồng và vay nợ nước ngoài 28.000 tỷ đồng.

“Nếu Quốc hội thông qua đề xuất này thì vào cuối năm 2011, dư nợ chính phủ sẽ tương đương 45,3% GDP và dư nợ quốc gia lên 42,8% GDP. Nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tiến sát ngưỡng an toàn theo cảnh bảo của các tổ chức tài chính quốc tế, vì vậy cần phải giảm mức phát hành TPCP xuống còn khoảng 40.000 tỷ đồng để khống chế bội chi ở mức 5% GDP hoặc tối đa là 5,3% GDP’, ông Hiển nói.

Về chi thường xuyên (chi quản lý hành chính, chi lương...), theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, trong 10 tháng đầu năm nay, hệ thống Kho bạc thực hiện chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 312.435 tỷ đồng; phát hiện 35.833 khoản chi của 14.410 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định nên đã từ chối thanh toán 240 tỷ đồng. Trong đó, tháng 10.2010, hệ thống Kho bạc phát hiện khoảng 4.000 khoản chi của 1.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định nên đã từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng 34 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, trong 10 tháng đầu năm, hệ thống Kho bạc đã thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản gần 100.000 tỷ đồng, tương đương 68% so với kế hoạch vốn đã nhận.

Ngày mai Quốc hội cũng sẽ thảo luận đề xuất của Chính phủ về số chi thường xuyên của năm 2011 (Chính phủ dự kiến chi thường xuyên năm 2011 là 444.100 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2010).

Mặc dù sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về việc chi thường xuyên tiếp tục tăng, đặc biệt là tăng quá cao so với chi đầu tư phát triển (Chính phủ chỉ dự kiến chi đầu tư phát triển năm 2011 là 148.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2010), tuy nhiên, ông Hiển cho biết, về cơ bản các thành viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với đề xuất của Chính phủ.

“Năm 2011 chúng ta tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương: tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng; thực hiện phụ cấp công vụ cho nhiều đối tượng thêm 10%; thực hiện phụ cấp thâm niên đối với giáo viên... nên chi thường xuyên tăng như dự kiến của Chính phủ là phù hợp”, ông Hiển giải thích.

(Theo Báo đầu tư)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thu hút FDI tháng 11 giảm 512 triệu USD
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 15/11/2010
  • Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 7,2 tỉ USD
  • Ngoại tệ chiếm 20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam
  • 2011: Tăng cường thanh tra việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
  • Vốn FDI tăng thêm vượt vốn đầu tư mới
  • FDI tháng 10: Giải ngân bỏ xa hút vốn
  • Bội chi ngân sách 5% GDP là không hợp lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!