Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ lãi suất và cạnh tranh

Ngày 28.10, website ngân hàng Nhà nước đưa tin đánh giá về tình hình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đến ngày 30.9 và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian trước mắt.

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 30.9.2009 là 402.084 tỉ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng bằng tiền đồng đối với nền kinh tế.

Không thể phủ nhận, cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt được mục tiêu là hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì sản xuất – kinh doanh, mở rộng đầu tư, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 68,83%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 24,59%; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 4,8%, công ty tài chính là 1,78%.

Theo một chuyên gia kinh tế, việc giao cho các ngân hàng thực hiện hỗ trợ đã tạo ra cho ngân hàng một “quyền lực” đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay. Mặc dù đối tượng trực tiếp hưởng hỗ trợ là doanh nghiệp, nhưng ngân hàng lại đẩy mạnh được việc giải ngân, và hưởng lợi theo.

Dễ dàng thấy rằng, ngân hàng nào tranh thủ được càng nhiều khoản cho vay này, càng có lợi. Và với cơ cấu giải ngân như kể trên, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân trung ương “tranh thủ” hưởng lợi nhiều nhất, mặc dù chính sách, về nguyên tắc là công bằng cho mọi đối tượng ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành, ngành nông – lâm nghiệp và thuỷ sản là 11,96%; công nghiệp chế biến là 34%; thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình là 30,23%; xây dựng là 10,86%... Tỷ trọng này cũng là điều được bàn luận nhiều do lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá có hệ số lan toả cao nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho mỗi đồng vốn kích cầu, lại được giải ngân ít.

Về đối tượng được cho vay, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 68,83%; doanh nghiệp nhà nước là 15,11%; hợp tác xã, tổ hợp sản xuất và các tổ chức khác là 0,98%; hộ gia đình và cá nhân là 15,08%. Những con số này chỉ ra doanh nghiệp nhà nước – đối tượng hoạt động hiệu quả thấp thể hiện qua các chỉ số thống kê, cụ thể là chỉ số ICOR (1 đồng GDP tăng thêm đòi hỏi bao nhiêu đồng vốn đầu tư) – được cho vay ít.

Tuy nhiên, trong nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước – được cho vay nhiều nhất, lại không chỉ rõ là đối tượng doanh nghiệp nào? Trong nhóm này, nhiều doanh nghiệp lớn tiền thân là doanh nghiệp nhà nước hoặc cổ phần nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ vốn chi phối, có quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp nhà nước lớn. Và những doanh nghiệp này vẫn trong tình trạng hoạt động hiệu quả chưa cao so với các doanh nghiệp hoàn toàn vốn tư nhân.

Theo bình luận của một chuyên gia, có thể chính vì vậy, thời gian qua, khi vốn hỗ trợ lãi suất liên tục tăng nhanh từng tuần theo các công bố của ngân hàng Nhà nước, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên tục kêu đói vốn, hoặc không tiếp cận được vốn có hỗ trợ lãi suất.

Ngoài ra, tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và triển khai một số biện pháp về điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới mới đây đã chỉ ra, cơ chế hỗ trợ lãi suất có một số quy định chưa phù hợp với thực tế và trong những tháng cuối năm 2009, như cho vay hỗ trợ lãi suất đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kết quả đạt thấp, có phần do việc xử lý các vướng mắc của các bộ, ngành còn chậm.

Lãi suất cho vay hỗ trợ lãi suất ở mức tương đương lãi suất cho vay bằng USD và thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn hiện nay, đã tác động làm tăng trưởng tín dụng ở mức cao, gây sức ép tăng lãi suất và tỷ giá, có thể phát sinh các hiện tượng lợi dụng cơ chế để trục lợi.

Mặt khác, đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hộ sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại, giá cả và lợi nhuận sản phẩm không phản ánh đúng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh và sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

( Theo Kim Văn // SGTT Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Nóng tín dụng cuối năm
  • Hỗ trợ lãi suất và cạnh tranh
  • Lãi suất tiết kiệm USD tăng
  • Khó khăn nguồn vốn cuối năm
  • Các ngân hàng tăng cường huy động vốn
  • Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm đã lên 33,29%
  • Tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế 2009
  • Đến nay đã giải ngân được 413.000 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!