Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF: Dự trữ ngoại hối Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD

IMF cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu bổ sung thêm dự trữ ngoại hối, tăng 0,9 tỷ USD lên đến 13,5 tỷ USD.

Tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011, đại diện Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, "tiền đồng hiện đang được kinh doanh thuận lợi trong phạm vi biên độ tỷ giá chính thức và áp lực lên giá đang diễn ra đủ để cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bắt đầu bổ sung thêm dự trữ ngoại hối, tăng 0,9 tỷ USD lên đến 13,5 tỷ USD trong tháng 5."

Trước đó, NHNN cho biết, từ đầu năm 2011 đến nay cơ quan này đã mua ròng khoảng 877 triệu USD. Tại cuộc họp báo về Hội nghị các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ, World Bank khuyến nghị Việt Nam cần nỗ lực để đảm bảo được mức ngoại hối tương ứng 2,5 tháng nhập khẩu ( trong khi đối với những quốc gia khác là 3 tháng).
 
Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, đến nay, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đồng thời hoàn thiện dự thảo quy định về mua bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thay thế quy định hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng thực hiện.

Theo đó, sự ổn định trong thị trường ngoại hối đã giúp giảm lợi tức nợ ngoài nước với chênh lệch lãi suất quốc gia của Việt Nam và chỉ số hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDs) thu hẹp khoảng 100 điểm cơ bản từ mức đỉnh hơn 400 điểm cơ bản hồi tháng 2 năm nay.

Do mối lo ngại lạm phát vẫn cao, tiền đồng có khả năng một lần nữa sẽ phải chịu áp lực và vẫn còn quan ngại về sức khỏe của khu vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn đòi hỏi lợi tức rủi ro cao khi đầu tư vào tài sản của Việt Nam.
 
Theo khuyến nghị của IMF, ưu tiên ngắn hạn quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam là củng cố lòng tin vào chiến lược của Chính phủ để khôi phục lại ổn định kinh tế vĩ mô.

Thách thức trước mắt là xử lý được xu hướng tăng lên của lạm phát và ngăn chặn mức “kỳ vọng lạm phát” cao hơn và gây áp lực lên tiền đồng.

Về cắt giảm thâm hụt tài khóa, theo ước tính của IMF, nếu tiết kiệm phần lớn các khoản vượt thu dự kiến thì thâm hụt ngân sách có thể được giảm xuống còn khoảng 4%GDP trong năm 2011 – ít hơn một nửa mức thâm hụt trong năm 2009.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!