*Theo các doanh nghiệp chế biến điều, giá điều xuất khẩu đang giảm từ 5 USD xuống còn 4,8 USD/kg so với tháng trước. Trong khi đó, giá điều nguyên liệu đầu vụ trong nước đang ở mức cao, từ 19.000 đồng đến 19.500 đồng/kg điều khô (ước khoảng 1.000 USD/tấn), tăng 5.000-6.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Dù không còn nguyên liệu tồn kho nhưng các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu hiện vẫn chỉ thu mua cầm chừng do giá nguyên liệu trong nước tăng cao; một số doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu điều thô với giá rẻ hơn (650 USD-720 USD/tấn). Sản lượng điều mùa vụ năm nay đạt hơn 400.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là hiệp định thứ năm giữa ASEAN với các nước đối tác sau các hiệp định với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Hiệp định về thiết lập quan hệ kinh tế gần gũi hơn giữa ASEAN với Australia và New Zealand dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào cuối tuần này, tạo điều kiện cho trên 12.300 mặt hàng của 10 nước ASEAN hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào hai thị trường nói trên.
Hiệp định trên sẽ bao gồm các bước thực hiện lộ trình tự do hóa buôn bán hàng hóa thông qua cắt giảm biểu thuế quan, chuẩn hóa những quy định về tiêu chí kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hợp tác đầu tư.
Australia sẽ bãi bỏ thuế đối với 5.800 mặt hàng nhập từ các nước thành viên ASEAN, trong khi New Zealand cũng triển khai các biện pháp tương tự đối với 6.500 mặt hàng, ước chiếm trên 90% tổng số hàng hóa buôn bán giữa họ với khối ASEAN.
Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.Hồ Chí Minh - cho biết, trước tình hình giá xăng điều chỉnh 2 lần từ đầu năm 2010 đến nay với mức tăng tổng cộng 1.040 đồng/lít, cộng với các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, bảo dưỡng, sửa chữa xe, hiện có khoảng 10 hãng taxi quyết định tăng giá cước thêm 500 đồng/km.
Giá cước mới điều chỉnh phổ biến ở mức 12.000 đồng/km đối với xe 4 chỗ và 12.500 đồng/km đối với xe 7 chỗ.
Hiện đã có một số hãng áp dụng giá cước mới như Vinasun, Future..., một số hãng vẫn đang xếp hàng làm thủ tục kiểm định đồng hồ tính cước.
Theo tin từ Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc xuất khẩu cá ngừ đầu năm 2010 đến nay đã có những tín hiệu lạc quan, riêng tháng 1 đã tăng hơn 155% về lượng và 172,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý là một số thị trường mới cho mặt hàng thủy sản này cũng đang bắt đầu được khai thác.
Riêng thị trường hai nước Bahamas và Libya đang được các nhà xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khai phá với khối lượng xuất khẩu tương đối lớn so với các thị trường truyền thống như Canada, Israel… Tuy nhiên, giá xuất khẩu tại những thị trường này vẫn chưa thực sự hấp dẫn.
*Việt Nam có thể trở thành nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới
Dự kiến, đến năm 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn mủ cao su, trở thành một trong những nước có sản lượng xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới.
Tổng Giám đốc Tập đoàn cao su Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ nâng cao diện tích trồng cao su ra nước ngoài, trọng điểm là Campuchia, Lào, Myanmar và tiếp đến là Nam Phi. Mục tiêu của Tập đoàn đến năm 2012 sẽ trồng được 100.000 ha cao su tại các nước trên.
Dự án có tổng mức đầu tư trên 11.000 tỷ đồng với thời gian thi công 42 tháng. Sau khi hoàn thành vào năm 2011, nhà máy sẽ đạt sản lượng 1.760 tấn urê/ngày.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, sau gần 2 năm thi công, đến nay Dự án đã hoàn thành toàn bộ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật. Phần thiết kế chi tiết cũng đã hoàn thành trên 90% và dự kiến hoàn tất những phần việc cuối cùng vào tháng 5/2010. Việc đặt hàng chế tạo các thiết bị với tổng giá trị trên 370 triệu USD cũng đang tiến hành phù hợp với tiến độ xây dựng và lắp đặt.
Theo đánh giá, trong điều kiện thị trường nhiều biến động hiện nay, việc xây dựng nhà máy đạm Ninh Bình với công suất 560.000 tấn urê/năm sẽ góp phần vào việc chủ động vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Vinanet
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com