Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng vào cuộc đua cho vay?

 

Nhiều ngân hàng đang đua nhau đưa ra những mức lãi suất và chương trình tín dụng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng doanh nghiệp. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) và trích ý kiến của một số các doanh nghiệp ngành ngân hàng xoay quanh vấn đề này.

- Được biết, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã nhanh chóng triển khai chương trình “Cho vay kích cầu” với tổng giá trị 35.000 tỷ đồng dành cho đối tượng là các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh trong năm 2009, ông có thể cho biết cụ thể hơn về điều này?
 

Các khách hàng thuộc đối tượng vay vốn của ACB theo Quy chế cho vay và Chính sách tín dụng hiện hành của ACB, gồm cả tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh và có giấy đăng ký kinh doanh. Ưu tiên đối với các khách hàng có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục trên 6 tháng. Khách hàng chưa từng phát sinh nợ nhóm 2 trong 12 tháng gần nhất và nợ nhóm 3-5 trong 2 năm gần nhất (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay). Khách hàng hợp tác tốt với ACB trong việc cung cấp thông tin hoạt động kinh doanh. Trong đó, các đối tượng doanh nghiệp được ACB chú trọng sản xuất - kinh doanh, đặc biệt ưu tiên đối với sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu... Mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VND chỉ còn khoảng 2%/năm.
 

Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB)

- Theo ông, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hiện giờ đã thực sự đáp ứng được yêu cầu kích thích doanh nghiệp vay vốn để phát triển chưa?
 

Hiện nay với mức lãi suất trần cho vay của NHNN quy định 10.50% và lãi suất mà doanh nghiệp phải trả sau khi đã được hỗ trợ lãi suất 6.50% (với ACB thấp nhất là 5,50% đối với sản xuất kinh doanh trong nước và 2% đối với sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu). Đây là mức lãi suất rất tuyệt vời cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được sử dụng nguồn vốn rất rẻ từ trước đến nay, việc này cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh (tỷ suất sinh lời thấp) mạnh dạn sử dụng vốn vay ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh.
 

Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 131, Hội đồng Quản trị và lãnh đạo ACB đã xây dựng định hướng phát triển kinh doanh của ACB cho năm 2009, chúng tôi đã xây dựng các chương trình phát triển tín dụng: Chương trình đẩy mạnh tài trợ xuất khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ: áp dụng lãi suất cạnh tranh, nới lỏng chính sách tín dụng đối với tài trợ xuất khẩu; Chương trình tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; Chương trình đẩy mạnh tài trợ sản xuất kinh doanh trong nước: nới lỏng chính sách tín dụng, mở rộng ngành nghề tài trợ, áp dụng lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng là DNNVV.


- Xin cảm ơn ông!
 
 

Ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank: Hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ chính ngân hàng

VietinBank sẽ dành 100.000 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn theo Thông tư 02 của NHNN. Quyết định hỗ trợ lãi suất lúc này là rất kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Giúp doanh nghiệp nhưng cũng chính là giúp ngân hàng. Vì thế, ngay sau khi Thông tư 02 được ban hành, VietinBank đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đến tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. Với những thủ tục rõ ràng, minh bạch và thống nhất, chúng tôi quyết tâm không để xảy ra những tiêu cực trong qua trình cho vay vốn theo chương trình hỗ trợ trên. Có nhiều luồng ý kiến lo ngại về tình trạng sẽ diễn ra đảo nợ để quay sang vay hỗ trợ. Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng cũng rất khó nhận biết được khách hàng đảo nợ. Vậy nên, tôi không cho rằng đây là vấn đề cần đặt ra. Đã là khách hàng có nhu cầu vay vốn cho sản xuất thì chúng tôi tạo điều kiện vay vốn, không phân biệt là đối tượng khách hàng thế nào, có đảo nợ hay không. Tôi cũng không cho rằng, thời hạn cho vay 8 tháng là ngắn vì đây là cho vay vốn lưu động chứ không phải cho vay vốn dự án. Cùng với những chương trình hỗ trợ đi kèm như ưu tiên, ưu đãi vốn đầu tư, phát triển dịch vụ ngân hàng và ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu... thì khách hàng của VietinBank có thể nhận được mức hỗ trợ lãi suất thấp nhất hiện nay là 4%/năm.
 

Bà Lưu Thị Ánh Xuân - Phó Tổng Giám đốc TechcomBank: Cam kết thông tin đầy đủ, minh bạch


doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trong nước đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của Thông tư 02 của NHNN có nhu cầu về vốn ngắn hạn bằng VND có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của TechcomBank để thực hiện vay vốn dưới chương trình này. Mức lãi suất sau hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước sẽ dao động từ 5 - 6%/năm. Đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu trong chương trình cho vay xuất khẩu ưu đãi của TechcomBank có thể được hưởng mức lãi suất sau hỗ trợ từ 1 - 2%/năm. TechcomBank sẽ dành khoảng 50.000 tỷ VND cho chương trình này. Ngân hàng sẽ thông báo và hướng dẫn trực tiếp đến tất cả các khách hàng về các điều kiện, thủ tục cần thiết để được hỗ trợ lãi suất. Khách hàng có nhu cầu cũng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch của TechcomBank để được hướng dẫn cụ thể.


Với việc hưởng ứng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, thực hiện gói kích cầu của Chính phủ, TechcomBank tin tưởng rằng sẽ giúp tháo gỡ phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Đồng thời, TechcomBank cho rằng, gói kích cầu sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với khả năng suy giảm kinh tế được ngăn chặn, tin tưởng sự ủng hộ của Chính phủ đối với việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. TechcomBank cam kết sẽ thông tin đầy đủ, minh bạch, công khai tới các khách hàng về chương trình này và hỗ trợ khách hàng tiếp cận vay hỗ trợ lãi xuất hiệu quả và nhanh chóng nhất.


Ông Trần Xuân Huy-Tổng Giám đốc SacomBank: Triển khai các chương trình tín dụng cá nhân với các chính sách ưu đãi hơn

Mức lãi suất ưu đãi (sau khi được đền bù lãi suất hỗ trợ) dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trong khoảng từ 1,5 – 2%/năm; đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác thì mức lãi suất ưu đãi (cũng sau mức lãi suất hỗ trợ) áp dụng từ 4,8%/năm. Tổng nguồn vốn dự kiến được triển khai cho chương trình tín dụng năm 2009 trong khoảng từ 25.000 – 30.000 tỷ đồng.

Đồng thời, SacomBank cũng đang triển khai các chương trình tín dụng cá nhân với các chính sách ưu đãi hơn nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • 150.000 người đã được cấp mã số thuế TNCN
  • Đầu tư năm nay không mong lãi
  • Sắp thành lập Câu lạc bộ Quản lý quỹ Việt Nam
  • Giảm lãi suất tín dụng xuất khẩu Nhà nước
  • Không được giao dịch VND và USD thông qua ngoại tệ khác
  • Bộ Tài chính thực hiện giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế
  • VNBA kiến nghị bổ sung Công ty tài chính vào Quyết định 131
  • Thay đổi cơ cấu quản lý rủi ro trong ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!