Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết chặt đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp Nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty - Ảnh: Việt Tuấn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP với các quy chế mới về quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

Theo đó, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính sẽ được siết chặt, đặc biệt là việc đầu tư vào các lĩnh vực “nhạy cảm” như ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm.

Nghị định nêu rõ, đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp. Mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp.

Trong trường hợp đặc biệt cần đầu tư vượt quy định, các doanh nghiệp Nhà nước phải trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Đối với hoạt động góp vốn mua cổ phần của các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán hay mua cổ phần của doanh nghiệp khác, nghị định quy định rõ các doanh nghiệp Nhà nước sẽ không được thực hiện nếu các quỹ hay công ty được đầu tư có người quản lý, điều hành hoặc sở hữu chính có quan hệ huyết thống với thành viên lãnh đạo.

Nếu các doanh nghiệp Nhà nước đã góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hay công ty chứng khoán và có mức vốn đầu tư ra ngoài ngành vượt quá mức quy định, các doanh nghiệp này sẽ phải thực hiện điều chỉnh lại mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày 25/3/2009, tức thời điểm nghị định chính thức có hiệu lực.

Như vậy, quy chế mới đã trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong việc sử dụng tài sản đầu tư ra ngoài công ty, ngoài ngành nghề kinh doanh chính dưới các hình thức góp vốn, mua cổ phần…, nhưng các hoạt động này phải được thực hiện trong giới hạn nhất định.

Theo nội dung Nghị định, các doanh nghiệp Nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá 3 lần.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, các doanh nghiệp Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty.

Bên cạnh các quy định về hoạt động đầu tư, góp vốn, văn bản trên cũng quy định rõ một số vấn đề khác về quản lý, sử dụng vốn và lợi nhuận. Trong đó, nếu các doanh nghiệp Nhà nước chưa được đầu tư đủ vốn điều lệ thì phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại chính doanh nghiệp đó.

Còn đối với các trường hợp khác, các doanh nghiệp sẽ được sử dụng lợi nhuận sau cùng để chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết, bù đắp các khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; trích lập các quỹ đặc biệt. Số lợi nhuận còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn doanh nghiệp tự huy động bình quân trong năm.

( Theo báo điện tử VnEconomy )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • FDI tháng 1/2009: Kỷ lục ngược!
  • Huy động vốn VND sụt giảm
  • Vốn huy động của hệ thống ngân hàng sụt giảm
  • Ngân hàng kinh doanh trái phiếu phải được phép của UBCKNN
  • Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo cơ chế hỗ trợ lãi suất
  • Việt Nam thúc đẩy hút vốn FDI từ Thụy Sĩ
  • Tốc độ chi ngân sách tháng 1/2009 vượt tốc độ thu
  • Các tổ chức tín dụng phải kiểm soát nội bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!