Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường không cần nước mắt : Không thể và không thèm

Sau thời "nhà nhà làm máy tính", giờ là lúc "nơi nơi sản xuất điện thoại (di động)". Một trong những doanh nghiệp tiên phong đã cho ra đời "điện thoại di động thương hiệu Việt Q-mobile".

Khái niệm "thương hiệu Việt" ở đây rất cần cân nhắc: Chủ thương hiệu tham gia những khâu nào vào quá trình làm ra "thương hiệu Việt"? Họ nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc rồi "gắn" vào... "thương hiệu Việt" hay chỉ nhập vỏ máy, bàn phím, phụ kiện rồi tự thiết kế phần mềm..?

Nhiều người tin rằng "điện thoại di động thương hiệu Việt" này 100% chỉ có yếu tố nội địa hóa qua... mỗi cái tên. Đến thời điểm này chưa thấy chủ thương hiệu công bố

Q-mobile chiếm được bao nhiêu thị phần nhưng khảo sát sơ bộ thì khá ít người dùng dù giá bán khá rẻ. Rất nhiều trong số sử dụng là đàn ông với lý do điện thoại có tính năng tạo tiếng ồn đủ loại, từ tiếng xe cộ, tiếng nhạc, tiếng nước chảy... khi thoại... trong phòng kín. Trong phòng kín làm gì mà cần phải tạo tiếng ồn để lừa đảo... người đối thoại? Chủ thương hiệu tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt ở điểm này chăng? Và đây là... giá trị gia tăng?

Công ty Sản phẩm Công nghệ FPT cũng vừa công bố làm điện thoại di động. Trả lời báo chí, họ cho biết đã sang Trung Quốc, tìm kiếm các nhà sản xuất linh kiện để hợp tác sản xuất phần cứng. Trong khi mẫu mã của FPT hao hao giống thương hiệu nổi tiếng Blackberry thì phần mềm điều hành, phần mềm nội dung cũng được thiết kế trên cơ sở hợp tác với công ty của Đài Loan.

Doanh nghiệp Việt Nam, kể cả những trường hợp có "số má", không làm được gì nhiều. Liệu đó có thể gọi là những "điện thoại di động thương hiệu Việt"?! Dĩ nhiên, thời buổi này doanh nghiệp không cần thiết phải làm từ A đến Z, từ phần mềm đến linh kiện nhưng ít ra họ cũng phải làm được cái gì chứ. Nokia đặt sản xuất tại Trung Quốc bởi họ không thèm làm những khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp như sản xuất vỏ máy, phụ kiện, sổ hướng dẫn sử dụng... Còn doanh nghiệp ta cũng đặt sản xuất tại Trung Quốc nhưng bởi không thể làm, ngay cả với những phần việc đơn giản, chẳng hạn cái bàn phím, cái vỏ máy...

Sao các "chủ thương hiệu điện thoại di động Việt" chả "tóm cho gọn" lại là... phân phối. Làm ăn kiểu như trên đích thị là phân phối, nói nôm na là đi buôn nhưng có thêm tí... tiểu xảo.

Điện thoại di động chỉ là một trong vô vàn ví dụ cho thấy muốn "thèm" cái thiên hạ "không thèm" cũng không được.

(Theo HNM online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Ưu đãi cho DN đầu tư vào nông thôn
  • Kỳ vọng ODA?
  • Người trong cuộc nói gì?
  • Bội chi ngân sách 5 tháng hơn 20.000 tỷ đồng
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 16/6/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 15/6/2010
  • Xu hướng mới từ FDI
  • Tình trạng DN biến báo số liệu kế toán ngày một nhiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!