Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dầu tăng là do lỗi của FED?

Kinh tế toàn cầu đang tiến vào bước ngoặt, các nước phát triển như Mỹ cần phải lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế tốc độ cao với thắt chặt tiền tệ, nếu không lạm phát toàn cầu sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Dầu thô vừa là mẹ của ngành công nghiệp toàn cầu, vừa là mẹ của hàng hóa, giá dầu thô tăng có mối quan hệ tương quan rõ rệt tới chỉ số giá tiêu dùng CPI. Giá dầu thô tăng sẽ đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng theo, giá nguyên vật liệu thô như hóa chất cũng tăng vọt, từ cuối năm ngoái đến nay tăng 50%.

Giá dầu thô toàn cầu vẫn đang biến động ở mức cao, chưa có chiều hướng giảm. Hôm 23/3, giá dầu thô trên thị trường New York đóng cửa ở mức 105,75USD/thùng, mức cao kỷ lục trong 2 năm rưỡi qua. Ngoài ra, giá dầu thô Brent biển Bắc giao trong tháng 5 trên thị trường London cũng leo lên ngưỡng 116,40USD/thùng. Mọi người thường đổ lỗi giá dầu tăng là do tình hình căng thẳng tại Lybia, đây là một kiểu quy kết sai. Tình hình Trung Đông chỉ là ngòi nổ, trước khi Lybia xảy ra chiến tranh, dầu thô đã bước vào giai đoạn tăng giá. Cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 năm nay, giá dầu thô tăng mạnh, sau khi Libya xảy ra chiến tranh, giá dầu đứng vững ở ngưỡng trên 100USD/thùng.

Giá dầu thô tăng vọt từ mức thấp là kết quả do hai tác nhân gây ra: Tác nhân thứ nhất là sự điều khiển đầu tư của các nền kinh tế mới nổi, khiến giá dầu thô thoát khỏi đáy 60 – 70USD/thùng; Động lực thứ hai là sự dư thừa tính thanh khoản do chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED gây ra, đẩy giá dầu từ mức mấy chục USD mỗi thùng tăng vọt lên 100USD/thùng. Hiện giá dầu thô vẫn đang tăng cao, nguyên nhân chính là chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng QE của Mỹ, đã tràn sang cả thị trường vốn và tiền tệ toàn cầu.

Bất luận là chỉ số việc làm, tiêu dùng hay đơn đặt hàng công nghiệp đều cho thấy, kinh tế Mỹ đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD vượt qua đồng Yen trở thành đơn vị tiền tệ đầu cơ lãi suất chủ yếu toàn cầu, điều này gây bất lợi cho uy tín đồng USD của Mỹ và nỗ lực thiết lập trật tự Phố Wall.

Mỹ thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ nới lỏng, thu mua một lượng lớn trái phiếu với giá thấp, lại thông qua tâm lý tránh rủi ro sau những biến động thị trường đẩy giá trái phiếu Mỹ tăng lên, do đó mà FED trở thành kẻ thắng. Hôm 22/3, báo cáo của FED cho thấy, được thúc đẩy bởi lợi nhuận thu về từ việc thu mua trái phiếu chính phủ dài hạn, năm 2010 FED đã đóng 79,3 tỷ USD lợi nhuận cho Bộ Tài chính, tăng 67% so với cùng kỳ.

(Vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Nhiều dự báo quan trọng
  • Thế giới tuần 28/3-3/4: Lạm phát và sốt vàng
  • Kinh tế thế giới trong tuần: Lạm phát và thảm họa
  • Phân tích – Dự báo: Một số xu thế của kinh tế thế giới
  • Phân tích – Dự báo: Ngành xe hơi Nhật Bản sau thảm họa thiên tai
  • Kinh tế 24h: “Giấc mơ” của Nhân dân tệ khó thành thật
  • Ai quyết định giá dầu thế giới?
  • Trung - Ấn trong cuộc chiến giành ảnh hưởng châu Á