Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm

IMF dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong năm 2011. Ảnh: TL

Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2011 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), giá hàng hóa tăng đang gây ra nhiều rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như nhiều nước đang phải vật lộn với nợ chính phủ và những tổn hại từ cuộc khủng hoảng tài chính.

IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm ở mức 4,5% trong năm nay và năm tiếp theo, từ mức 5% trong năm 2010 khi các chính phủ giảm bớt các chương trình kích thích kinh tế.

Trong khi đó, giá cả hàng hóa tăng cao có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho tăng trưởng. Sự gián đoạn nguồn cung dầu chính có thể đẩy giá dầu lên 150 đô la Mỹ/thùng và giảm tỷ lệ tăng trưởng của nhiều nước.

IMF cũng dự báo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ lạm phát 6,9% trong năm nay, một phần bởi chi phí thực phẩm và năng lượng gia tăng.

Giá lương thực đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 11-4, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick cho biết giá cả thực phẩm là mối lo ngại hiện nay khi nguồn cung được thắt chặt và giá tăng cao hơn nữa sẽ có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội ở nhiều khu vực trên thế giới.

Các quan chức hàng đầu của G20 cũng có kế hoạch tập trung vào việc làm thế nào để cân bằng lại nhu cầu trên toàn cầu trong cuộc họp diễn ra vào ngày 15-4 tới.

IMF cho biết tăng trưởng toàn cầu cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào người tiêu dùng ở các nước đang phát triển và ít hơn vào Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác và tin rằng tăng trưởng sẽ không được mạnh mẽ, bền vững, cân bằng nếu không tái cân bằng.

Thêm vào đó, IMF cho biết kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển không đồng đều. Các nền kinh tế phát triển dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 2,5% trong 2 năm tới, Mỹ chỉ tăng trưởng ở mức dưới 3%, trong khi phần lớn các nước châu Âu và Nhật Bản phát triển chậm hơn. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng trưởng với tốc độ hơn 6,5% vào năm 2011 và 2012.

Nhu cầu mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi và đang phát triển có nghĩa là áp lực lạm phát nhiều hơn trong bối cảnh giá cả hàng hoá tăng cao và năng lực còn hạn chế. Một số trong các nền kinh tế này cần phải tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu chính phủ, chống lại những rủi ro từ các dòng vốn và để cho đồng tiền tăng giá trị.

Về châu Âu, khu vực này đang đối mặt với một vấn đề đặc biệt khó khăn là cuộc khủng hoảng tài chính tại nhiều nước khiến tăng trưởng thấp và căng thẳng trong lĩnh vực tài chính.

Trong khi đó, Mỹ phải đối mặt với yêu cầu cấp bách thiết lập kế hoạch đáng tin cậy để cắt giảm nợ và thâm hụt, cũng như ngăn chặn sự mất ổn định toàn cầu. Hơn nữa, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cần đặt chính sách nới lỏng tiền tệ vào đúng chỗ trong khi chính phủ ổn định nợ công trong trung hạn. Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm 2011 sẽ đạt 10,75%, mức cao nhất trong số các nước phát triển, và kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm nay.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // Reuters)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới tăng lên mức kỷ lục
  • Kinh tế 24h qua: Trái chiều Trung - Nhật
  • Kinh tế toàn cầu năm 2011: Nguy hiểm!
  • Kinh tế 24h qua: Nước Mỹ “mất điểm”
  • Libya có thực sự là nguyên nhân khiến giá hàng hoá tăng?
  • Thế giới tuần 11-17/4: Canh bạc lạm phát
  • Công nghiệp sáng tạo: cơ hội cho các nước đang phát triển
  • Thập kỷ tới sẽ là “Thập kỷ Mỹ Latinh”?