Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Libya có thực sự là nguyên nhân khiến giá hàng hoá tăng?

 Từ khi quan nổi dậy lật đổ Tổng thống Tunisia, ngày 14/1, tới nay, dầu đã tăng giá 25%.

Trong vòng 1 năm qua, giá đã tăng 30% và chưa có dấu hiệu chấm dứt, khi mà làn sóng nổi dậy ngày càng lan rộng ở Bắc Phi và Trung Đông.

Và người ta đang đổ lỗi cho Libya, cùng trận động đất tại Nhật Bản, là nguyên nhân khiến thị trường hàng hoá dậy sóng.

Nhưng thực chất liệu có phải vậy không?

Các nhà phân tích cho rằng tình hình Trung Đông chỉ là ngòi nổ, trước khi Lybia xảy ra chiến tranh, dầu thô đã bước vào giai đoạn tăng giá. Giá dầu thô tăng vọt từ mức thấp là kết quả do hai tác nhân gây ra:

Tác nhân thứ nhất là sự điều khiển đầu tư của các nền kinh tế mới nổi, khiến giá dầu thô thoát khỏi đáy 60 – 70USD/thùng.

Tác nhân thứ 2 là sự dư thừa tính thanh khoản do chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED gây ra, đẩy giá dầu từ mức mấy chục USD mỗi thùng tăng vọt lên 100USD/thùng. Hiện giá dầu thô vẫn đang tăng cao, nguyên nhân chính là chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng QE của Mỹ, đã tràn sang cả thị trường vốn và tiền tệ toàn cầu.

Mặc dù còn bấp bênh, song kinh tế Mỹ rõ ràng đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD vượt qua đồng Yen trở thành đơn vị tiền tệ đầu cơ lãi suất chủ yếu toàn cầu, điều này gây bất lợi cho uy tín đồng USD của Mỹ và nỗ lực thiết lập trật tự Phố Wall.

Mỹ thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ nới lỏng, thu mua một lượng lớn trái phiếu với giá thấp, lại thông qua tâm lý tránh rủi ro sau những biến động thị trường đẩy giá trái phiếu Mỹ tăng lên, do đó mà FED trở thành kẻ thắng. Hôm 22/3, báo cáo của FED cho thấy, được thúc đẩy bởi lợi nhuận thu về từ việc thu mua trái phiếu chính phủ dài hạn, năm 2010 FED đã đóng 79,3 tỷ USD lợi nhuận cho Bộ Tài chính, tăng 67% so với cùng kỳ.

Lạm phát, từ thực phẩm tới năng lượng, đã tăng mạnh trên toàn cầu. Và để giải quyết triệt để tình trạng này, cách duy nhất là làm cho bầu không khí kinh tế lành mạnh lên.

Dự báo từ nay tới cuối 2012, các điều kiện ở thế giới phát triển sẽ “đảm bảo” để một cuộc khủng hoảng mới chắc chắn sẽ lộ ra. Và bất kỳ một động thái nào cũng có thể khiến cho thị trường phản ứng mạnh.

(Vinanet)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới tuần 11-17/4: Canh bạc lạm phát
  • Công nghiệp sáng tạo: cơ hội cho các nước đang phát triển
  • Thập kỷ tới sẽ là “Thập kỷ Mỹ Latinh”?
  • Đã đến lúc IMF xóa nợ cho các nước nghèo
  • Kinh tế 24h qua: Rò rỉ thông tin mật
  • Kinh tế toàn cầu tăng nỗi lo?
  • Kinh tế 24h qua: Châu Âu “trên đe dưới búa”
  • Hơn một tỷ người thiếu nước sạch vào năm 2050